Thụy Điển ghi nhận số người tử vong vì Covid-19 tăng kỷ lục

Thụy Điển đã ghi nhận mức tăng kỷ lục số người tử vong vì Covid-19 trong bối cảnh chính phủ nước này đang hứng nhiều chỉ trích từ dư luận trong nước vì phản ứng quá “nhẹ tay” với dịch bệnh.

Ngày 6.4, Thụy Điển ghi nhận thêm 76 người tử vong vì Covid-19, nâng tổng số người tử vong vì virus tại nước này lên 477 người. Đây là mức tăng số ca tử vong trong ngày vì virus cao nhất tại nước này kể từ khi dịch bệnh xuất hiện.

Tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Thụy Điển là 7.206 trường hợp, cao hơn so với các quốc gia láng giềng khác là Đan Mạch (4.647 ca nhiễm) và Na Uy (5.760 ca nhiễm).

Các quán bar, nhà hàng, trường học và doanh nghiệp tại Thụy Điển vẫn mở cửa, không có một lệnh hạn chế tiếp xúc nào được đưa ra, biến nước này trở thành một ngoại lệ của châu Âu trong việc thực hiện các biện pháp chống dịch Covid-19.

Thủ tướng Thụy Điển – ông Stefan Lofven, cảnh báo, sắp tới có thể chứng kiến hàng nghìn người tử vong vì dịch bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nếu không nhanh chóng thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt, số người tử vong vì Covid-19 tại Thụy Điển có thể còn cao hơn nhận định của ông Lofven.

Đường phố đông đúc tại Thụy Điển, rất ít người đeo khẩu trang (ảnh: Daily Mail)

Đường phố đông đúc tại Thụy Điển, rất ít người đeo khẩu trang (ảnh: Daily Mail)

Mối nghi ngờ về hiệu quả trong cách Thụy Điển phòng chống dịch bệnh đang ngày càng gia tăng trong bối cảnh những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 như Italia, Tây Ban Nha và Đức đang bắt đầu có dấu hiệu dần kiểm soát được số ca nhiễm và số người tử vong vì virus nhờ thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt.

Thay vì lệnh phong tỏa hay hạn chế tiếp xúc xã hội, Thụy Điển đề cao ý thức của công dân và muốn mỗi người dân đều phải thể hiện trách nhiệm với cộng đồng.

Chỉ những người cao tuổi mới được khuyến cáo nên ở nhà, các hoạt động khác vẫn diễn ra bình thường tại Thụy Điển với điều kiện không tụ tập quá 50 người.

“Mọi người đều phải có trách nhiệm với sức khỏe của chính mình và của cả cộng đồng. Điều này áp dụng trong cuộc sống thường ngày và càng phải được thể hiện nhiều hơn trong lúc dịch bệnh lây lan”, Ngoại trưởng Thụy Điển – bà Ann Linde, phát biểu.

Đồng quan điểm này, Bộ Y tế Thụy Điển cũng cho rằng người dân sẽ có đủ ý thức tự giác để làm theo những khuyến cáo từ chính phủ.

Một nhà hàng tại Thụy Điển, 2 người đối diện đang có tiếp xúc khá thân mật (ảnh: Daily Mail)

Một nhà hàng tại Thụy Điển, 2 người đối diện đang có tiếp xúc khá thân mật (ảnh: Daily Mail)

Tuy nhiên, những tín hiệu không mấy vui vẫn tiếp tục xuất hiện khi vào tuần trước, mức tăng trung bình số ca nhiễm mới Covid-19 của Thụy Điển là 477 trường hợp/ngày.

Con số thực tế có thể còn cao hơn vì nhiều người dân tại Thụy Điển vẫn đang chờ được làm xét nghiệm virus.

Mặc dù chưa vượt quá 10.000 ca nhiễm nhưng tình trạng khan hiếm thiết bị y tế đã xuất hiện tại Thụy Điển. Chính phủ Thụy Điển đang chuẩn bị mở cửa bệnh viện dã chiến tại Stockholm trong bối cảnh số người nhiễm Covid-19 tại thủ đô đang tăng mạnh.

Tuần trước, 2.000 y bác sĩ và chuyên gia y tế đã viết thư yêu cầu chính phủ Thụy Điển hãy thực hiện nhiều biện pháp chống dịch hơn. Nhiều người dân tại Stockholm cũng đề nghị chính phủ có lệnh phong tỏa sau khi 50 người cao tuổi đã tử vong vì virus trong các viện dưỡng lão của thành phố.

“Chúng ta đang có những người nhiễm virus biểu hiện nặng và cần được chăm sóc đặc biệt. Chúng ta có thể phải đối mặt với hàng nghìn cái chết. Chúng ta cần chuẩn bị tinh thần cho điều này”, ông Lofven cảnh báo.

Bệnh viện dã chiến tại Thụy Điển chuẩn bị được đưa vào hoạt động khi số người tử vong đang tăng nhanh (ảnh: Reuters)

Bệnh viện dã chiến tại Thụy Điển chuẩn bị được đưa vào hoạt động khi số người tử vong đang tăng nhanh (ảnh: Reuters)

Abba – bảo tàng lớn nhất tại Stockholm, Thụy Điển, đã tự ý đóng cửa. Một số trường học tại Thụy Điển cũng đóng cửa và chuyển sang giảng dạy trực tuyến khi chưa có lệnh của chính phủ.

Quốc vương Thụy Điển – ông Carl XVI Gustaf, 74 tuổi, cũng kêu gọi người dân hạn chế ra ngoài vui chơi trong lễ phục sinh.

Tuy nhiên, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Sodertorn (Thụy Điển) - ông Nicholas Aylott, cho rằng, chiến lược chống dịch đặc biệt của Thụy Điển có thể thành công vì nước này có dân số trẻ, khỏe mạnh hơn so với nhiều quốc gia châu Âu khác.

“Để rồi xem ai sẽ đúng. Những quốc gia lân cận đang phản ứng một cách thái quá hay Thụy Điển chống dịch kém? Chẳng ai có thể trả lời được. Không có gì đảm bảo rằng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt sẽ mang lại kết quả tốt hơn”, ông Nicholas Aylott nhận định.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Báo chí phương Tây đánh giá hiệu quả chống dịch Covid-19 ở Việt Nam

Cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận quốc tế. Nhiều tờ báo của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Daily Mail ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN