Thượng đỉnh EU - Ukraine: Điều có thể khiến Kiev không vừa lòng

Các lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev vào ngày 3/2 (giờ địa phương).

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp nhau tại Kiev ngày 2/2. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp nhau tại Kiev ngày 2/2. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã đến thủ đô Kiev, Ukraine, bằng tàu hỏa vào ngày 2/2. Chuyến đi được cho là mang tính biểu tượng, thể hiện sự ủng hộ của bà Ursula von der Leyen với Ukraine khi gần tới kỷ niệm một năm ngày Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. 

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cùng Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel sẽ gặp ông Zelensky trong hội nghị thượng đỉnh EU - Ukraine vào ngày 3/2. 

Các quan chức EU cho biết, nội dung cuộc gặp sẽ xoay quanh việc thảo luận cung cấp thêm tiền và vũ khí cho Ukraine, cũng như giúp các sản phẩm của Ukraine tiếp cận tốt hơn với thị trường EU. Bên cạnh đó, các lãnh đạo EU cũng muốn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của Kiev, trừng phạt Nga. 

Ông Zelensky kêu gọi EU áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt mới của khối này được cho là khó có thể đáp ứng theo yêu cầu của chính quyền Kiev, theo hãng tin Reuters. 

"Chúng ta đã có sự hiểu biết lẫn nhau rất quan trọng trong ngày hôm nay", ông Zelensky nói trong bài phát biểu video tối 2/2. "Chỉ có đoàn kết cùng nhau, chúng ta mới có thể bảo vệ cuộc sống mà chúng ta trân trọng, đồng thời thông qua hội nhập để cung cấp năng lượng, động lực cho người dân chiến đấu với trở ngại và các mối đe dọa". 

Trong khi hỗ trợ, ủng hộ các cải cách kinh tế và dân chủ ở Ukraine, EU chưa sẵn sàng chấp nhận một quốc gia đang có chiến sự trở thành thành viên của khối. Quá trình kết nạp thành viên của EU cũng không thể diễn ra chớp nhoáng. 

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal từng tuyên bố nước này muốn gia nhập EU sau 2 năm nữa. Một số nhà ngoại giao EU đã cảnh báo trước hội nghị thượng đỉnh EU - Ukraine rằng mục tiêu đó là không thực tế. 

Quốc gia gần nhất trở thành thành viên của EU là Croatia vào năm 2013 - một thập kỷ sau khi nước này nộp đơn xin gia nhập. Ba Lan, nước láng giềng của Ukraine, cũng mất 20 năm mới có thể gia nhập khối vào năm 2004. 

Ukraine nộp đơn gia nhập khối ngay sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt và được EU cấp tư cách ứng viên chính thức vào tháng 6/2022. 

Nguồn: [Link nguồn]

Quốc gia EU khảo sát quan điểm người dân về trừng phạt Nga, kết quả bất ngờ

Đại đa số người Hungary phản đối các biện pháp mà phương Tây áp đặt nhằm trừng phạt Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine, tin rằng điều này gây bất lợi cho nền kinh tế Hungary,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN