Thủ tướng Singapore nói nhiều quyết định của Trung Quốc khiến thế giới lo lắng

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Những quyết định và quan điểm chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã làm gia tăng đáng kể sự lo lắng và bất định khi các quốc gia trên toàn cầu phải đánh giác tác động của những chính sách đó. Và đây không phải tình huống lý tưởng đối với Bắc Kinh, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói trong cuộc trả lời phỏng vấn BBC ngày 14/3.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc trả lời phỏng vấn BBC. (Ảnh: BBC)

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong cuộc trả lời phỏng vấn BBC. (Ảnh: BBC)

Theo luật mới mà quốc hội Trung Quốc vừa thông qua, uỷ ban giám sát bầu cử ở Hong Kong sẽ được trao thêm quyền đề cử ứng viên cho vị trí trưởng đặc khu, trong nỗ lực của chính quyền trung ương nhằm bảo đảm chỉ “những người yêu nước” có thể lãnh đạo thành phố. 

Các nước phương Tây, trong đó có Anh, chỉ trích bước đi này vì cho rằng không phù hợp với Tuyên bố chung Trung – Anh năm 1994, trước khi Hong Kong được trả về cho đại lục. 

Mỹ nói rằng tình hình Hong Kong sẽ được nêu trong “các cuộc thảo luận khó khăn” giữa Washington với Bắc Kinh diễn ra tuần này. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan sẽ gặp Uỷ viên quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị tại Alaska vào ngày 18/3. 

Thủ tướng Singapore nói rằng không thể phán xét về áp lực trong nước khiến Trung Quốc đưa ra những quyết định của họ. “Tôi nghĩ về phương tiện quốc tế, Trung Quốc đã có được một số người bạn, nhưng đồng thời cũng dẫn đến căng thẳng với các cường quốc lớn và nhiều quốc gia khác” 

Khi được hỏi về căng thẳng Mỹ - Trung, ông Lý nói rằng dù khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa hai siêu cường hiện nay cao hơn thời điểm 5 năm trước, nhưng những khác biệt “vẫn chưa cao”. 

Quan hệ Mỹ - Trung rơi xuống mức thấp nhất mấy thập kỷ dưới thời chính quyền Trump, khi hai bên xung đột trong hàng loạt lĩnh vực, từ công nghệ đến nhân quyền và Biển Đông. 

Ông Lý cho rằng những tính toán trong nước tác động đến cách hành xử của cả Washington và Bắc Kinh trong các vấn đề quốc tế.

Khi được hỏi liệu Mỹ có chấp nhận họ không còn là số một nữa, ông Lý nói rằng Mỹ vẫn là số một về kinh tế, nhưng số hai không cách biệt xa. 

Năm ngoái, GDP của Trung Quốc tăng 2,3%, trong khi của Mỹ giảm 2,3%. Các nhà kinh tế học dự đoán Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028. 

Thủ tướng Singapore nói rằng ông hy vọng các quốc gia sẽ coi sự tăng trưởng của Trung Quốc là cơ hội để các nước “cùng nhau thịnh vượng và sống trong một thế giới ổn định”.

Cuộc gặp Mỹ - Trung tại Alaska trong tuần này là nỗ lực của cả hai phía nằm tìm ra cách hợp tác với nhau, giữa bối cảnh diễn ra nhiều tiếp xúc cấp cao của Mỹ với các nước châu Á – Thái Bình Dương mà các chuyên gia coi là nỗ lực nhằm tập hợp lực lượng để chống lại ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực. 

Ngày 12/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp của Ấn Độ, Nhật và Úc có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên trong khuôn khổ Bộ Tứ. Ông Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin dự kiến sẽ có chuyến công du đầu tiên đến Nhật Bản và Hàn Quốc, trước khi cuộc gặp ở Alaska diễn ra. Ông Austin dự kiến sẽ có chuyến thăm đầu tiên đến Ấn Độ từ ngày 19-21/3. 

Ông Lý nói rằng ông hy vọng Singapore sẽ không bao giờ phải chọn giữa Trung Quốc và Mỹ, vì không thể chọn giữa hai siêu cường khi đã có quan hệ sâu rộng với các hai bên. 

Được hỏi rằng ông coi việc hai siêu cường cùng tồn tại ở khu vực như thế nào, ông Lý nói rằng hai nước sẽ phải làm như vậy vì không thể gạt bỏ đối thủ và cũng không thể “cuộn tròn rồi chết”. 

Ông Lý nói rằng Trung Quốc khác Liên Xô. Nền kinh tế Trung Quốc có sức sống, người dân giàu nghị lực và sáng tạo, và nước này sẽ tiếp tục tiến lên và không từ bỏ. Nhưng Mỹ, dù có những chia rẽ và vấn đề chính trị nghiêm trọng, cũng sẽ không chết. 

Cũng trong cuộc phỏng vấn, ông Lý được hỏi về vấn đề sử dụng vắc-xin Trung Quốc. 

Đầu mùa dịch, Singapore đặt hàng từ nhiều nhà sản xuất và đã cấp phép sử dụng cho vắc-xin của Pfizer-BioNTech và Moderna.  Từ tháng 12 năm ngoái, hơn 610.000 liều đã được tiêm cho người dân Singapore. Nhưng đến ngày 23/2, Singapore nhận được lô vắc-xin Sinovac đầu tiên từ Trung Quốc, trước khi cơ quan quản lý Singapore cấp phép cho sử dụng sản phẩm này. Điều đó dẫn đến suy đoán rằng chính phủ Singapore đang chịu sức ép phải cấp phép cho vắc-xin của Sinovac. 

Khi được hỏi về vấn đề này, ông Lý nói: “Chúng tôi đang trong quá trình đánh giá vắc-xin. Nếu nó đạt được các điều kiện về an toàn và hiệu quả, chúng tôi sẽ sử dụng”. 

Nguồn: [Link nguồn]

Nữ cảnh sát Trung Quốc quan hệ tình dục rồi tống tiền 9 quan chức

Từ ngày 11/3, vụ án một nữ cảnh sát 9X ở Liên Vân Cảng, Giang Tô tống tiền quan chức đang gây rúng động dư luận Trung...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Loan - BBC ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN