Thủ tướng Pháp "thích" ngực trần hơn khăn trùm Hồi giáo

Mâu thuẫn trong lòng nước Pháp về bộ áo tắm Hồi giáo bùng lên dữ dội sau phát ngôn có phần bị cho là thiếu suy nghĩ của Thủ tướng nước này.

Thủ tướng Pháp "thích" ngực trần hơn khăn trùm Hồi giáo - 1

Burkini (phải) đang bị cấm ở nhiều bãi biển Pháp.

Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã khiến dư luận nước này chia rẽ sâu sắc sau khi cho rằng ngực trần đại diện cho nước Pháp tốt hơn là khăn trùm đầu Hồi giáo. Tranh cãi nổ ra quanh việc nên hay không cho người Hồi giáo mặc áo tắm kín người burkini.

Thủ tướng Valls nói: “Marianne để ngực trần vì bà ấy cứu đói cho toàn dân. Bà ấy không che mạng vì bà ấy tự do. Đấy là nền cộng hòa đích thực”. Marianne là một nhân vật tượng trưng xuất xứ từ thời Cách mạng Pháp thế kỷ thứ 18, được xem là hình ảnh đại diện cho nước Pháp với vẻ ngoài xinh đẹp và gợi cảm. Mathilde Larrere, một nhà sử học chuyên về cách mạng Pháp, nói: “Marianne có ngực trần từ xưa tới nay”.

Thủ tướng Pháp "thích" ngực trần hơn khăn trùm Hồi giáo - 2

Marianne, hình ảnh được cho là biểu trưng của nước Pháp.

Hàm ý để ngực trần đại diện cho nước Pháp trong khi khăn trùm Hồi giáo là một “vấn đề nghiêm trọng” khiến các chính trị gia, nhà lịch sử tranh cãi không ngớt tuần vừa qua.

Tuy nhiên, Nhà sử học Nicolas Lebourg cho rằng nhiều người nhầm lẫn hình ảnh của Marianne với bức tranh “Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân” của danh họa Delacroix vẽ năm 1830. Trong tranh, người phụ nữ để ngực trần, được cho là đại diện cho sự độc lập, tự do. Chính điều này khiến nhiều người nhầm lẫn Marianne với nhân vật trong tranh của Delecroix là một.

Nhiều người chỉ ra rằng Marinanne có đội chiếc mũ từ vùng Phrygia đại diện cho tự do và cách mạng. Marianne được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên quan trọng nhất là đề cao tự do chứ không phải ngực trần hay không.

Thủ tướng Pháp "thích" ngực trần hơn khăn trùm Hồi giáo - 3

Bức tranh “Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân” của danh họa Delacroix vẽ năm 1830 có hình ảnh phụ nữ để ngực trần dẫn đầu đoàn quân tiên phong.

Liên Hiệp Quốc cũng kêu gọi các khu nghỉ dưỡng ở Pháp dỡ bỏ lệnh cấm burkini. Tổ chức chính trị lớn nhất toàn cầu này coi việc cấm là “ngớ ngẩn” và chẳng giúp tăng cường an ninh mà chỉ khiến sự bất đồng, chia rẽ trong người Hồi giáo gia tăng.

Văn phòng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc lên tiếng đồng tình với phán quyết của tòa án tối cao Pháp tạm thời hủy bỏ lệnh cấm burkini. Tuy nhiên, hầu hết thị trường ban bố lệnh cấm burkini đều từ chối rút lại quy định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Guardian ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN