Thủ tướng Đức tuyên bố "vùng cấm" trong viện trợ vũ khí cho Ukraine
Ông Olaf Scholz nói, chính quyền của ông “có đủ thận trọng và quyết tâm” để “đi đúng hướng” trong việc ủng hộ Kiev.
Hệ thống HIMARS của Mỹ khai hỏa trong một cuộc tập trận (ảnh: RT)
“Chúng tôi tuân thủ chính sách không cung cấp cho Ukraine vũ khí có thể dùng để tấn công lãnh thổ Nga. Tôi tin rằng nhiều nước khác cũng tôn trọng nguyên tắc này khi hỗ trợ Ukraine”, RT hôm 26/8 dẫn lời ông Olaf Scholz.
Thủ tướng Đức cho hay, mục tiêu của Berlin trong viện trợ vũ khí là “bảo vệ Ukraine” và “ngăn xung đột leo thang”. Ông Olaf Scholz nhấn mạnh, chính quyền của ông “có đủ thận trọng và quyết tâm” để “đi đúng hướng” trong việc ủng hộ Kiev giữa căng thẳng với Nga.
Trước đó, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock thừa nhận, Berlin đã “vượt quá khả năng” khi hỗ trợ Ukraine.
“Chúng tôi muốn giúp đỡ Ukraine về mặt quân sự bằng tất cả những gì chúng tôi có. Nhưng thật không may là trong tình hình hiện tại, kho vũ khí của chúng tôi bị thâm hụt lớn”, bà Annalena Baerbock nói.
Bà Annalena Baerbock cho biết, Đức đang thương lượng với các công ty quốc phòng về việc sản xuất thiết bị quân sự cho Ukraine, trong đó có vũ khí phòng thủ và hệ thống phòng không tiên tiến. Tuy nhiên, bà Baerbock thừa nhận, quá trình này sẽ mất nhiều thời gian.
Quan điểm không viện trợ vũ khí có thể tấn công lãnh thổ Nga cho Ukraine của Đức được cho là giống với Mỹ.
Hôm 26/8, RT dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl cho biết, Washington sẽ không cung cấp tên lửa dẫn đường tầm xa ATACMS cho Kiev. Lý do là hầu hết mục tiêu của Nga đều nằm trong tầm bắn của các loại vũ khí mà Kiev đang sở hữu.
“Theo đánh giá của chúng tôi, Ukraine không cần ATACMS để nhắm vào các mục tiêu Nga trong tình hình xung đột hiện tại. Chúng tôi cho rằng vào thời điểm này, chúng tôi nên tập trung vào GMLRS chứ không phải ATACMS”, ông Colin Kahl nói.
Theo Reuters, cả rocket và tên lửa đều có thể được bắn bằng hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS) và bệ phóng rocket đa nòng M270 (MLRS) do Mỹ và Anh cung cấp cho Ukraine. Trong đó, rocket GMLRS có tầm bắn 80 km. ATACMS là tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật có tầm bắn xa hơn, lên tới 300 km.
Hôm 30/5, Tổng thống Mỹ Biden khẳng định, Washington sẽ không gửi cho Ukraine những loại vũ khí có thể có tầm bắn tới lãnh thổ Nga.
Nguồn: [Link nguồn]
Vào ngày Ukraine kỷ niệm ngày Quốc khánh, không quân Nga đã thực hiện khoảng 200 lần xuất kích. Tuy nhiên, so với số cảnh báo không kích từ Ukraine, các vụ tấn công của Nga trên...