Thủ tướng Đức nói lý do không thể cấm vận khí đốt Nga

Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 22.4 nói rằng, ngay cả khi phương Tây cấm nhập khẩu khí đốt Nga, cuộc xung đột ở Ukraine cũng sẽ không chấm dứt.

Ông Scholz (phải) nói một lệnh cấm nhập khẩu khí đốt Nga sẽ có hậu quả vô cùng lớn.

Ông Scholz (phải) nói một lệnh cấm nhập khẩu khí đốt Nga sẽ có hậu quả vô cùng lớn.

Trả lời phỏng vấn báo Đức Der Spiegel, ông Scholz nói: “Tôi không nghĩ rằng cấm vận khí đốt sẽ ngăn được xung đột. Nếu đơn giản như vậy, Nga đã không phát động xung đột”.

Đức là nền kinh tế lớn nhất của châu Âu, cũng là đối tác mua khí đốt Nga nhiều nhất. Do đó, Đức chịu nhiều sức ép khi Mỹ và đồng minh kêu gọi ngừng nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt Nga.

Ông Scholz nói trên tờ Der Spiegel rằng, tránh một lệnh cấm nhập khẩu khí đốt Nga đồng nghĩa “tránh khỏi một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, khiến hàng triệu người mất việc làm và các nhà máy đóng cửa vĩnh viễn”.

“Hậu quả sẽ vô cùng lớn với Đức và cả châu Âu, ảnh hưởng đến cả kế hoạch hỗ trợ tài chính giúp tái thiết Ukraine sau này”, ông Scholz nói. “Chúng ta không thể chấp nhận điều đó”.

Đức nhập khẩu 2/3 lượng khi đốt tiêu thụ mỗi ngày từ Nga. Nếu cấm nhập khẩu khí đốt Nga, Đức có thể mất 240 tỉ USD, tương đương 6,5% tổng sản phẩm quốc nội trong hai năm tới, theo các nhà kinh tế.

Đối với Đức, nước này sẵn sàng ngừng nhập khẩu dầu mỏ từ Nga vào cuối năm 2022, chuyển hướng sang mua dầu từ đối tác khác. Nhưng với khí đốt, Đức có thể vẫn phải phụ thuộc vào Nga, ít nhất là cho đến năm 2024, Bộ trưởng Kinh tế Đức, Robert Habeck nói.

Cũng trong ngày 22.4, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng các công ty có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt Nga bằng rúp và điều này không vi phạm lệnh trừng phạt.

Theo EC, các công ty châu Âu có thể hoàn thành nghĩa vụ thanh toán hợp đồng khí đốt với Nga bằng cách chuyển đô la hoặc euro cho ngân hàng Gazprombank của Nga, để ngân hàng này chuyển đổi sang đồng rúp.

Giữa xung đột Ukraine, khí đốt Nga đến châu Âu bằng đường nào?

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow không làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng từ Nga sang châu Âu thông qua lãnh thổ Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - BI ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN