Thủ tướng Đức: Chiến sự Ukraine có thể để lại hậu quả tới 100 năm nữa

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cảnh báo Ukraine có thể sẽ cảm nhận hậu quả chiến dịch quân sự của Nga trong khoảng 100 năm nữa.

Phát biểu ngày 11/5 (giờ địa phương), Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhận định chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine có thể để lại hậu quả trong vòng 100 năm nữa. Ông cho biết công cuộc tái thiết Ukraine có thể bị cản trở bởi các vật liệu chưa nổ rải rác khắp các thành phố.

Ông Scholz chia sẻ: "Những ai sống ở Đức đều biết rằng có những quả bom từ thời Chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn thường xuyên được phát hiện. Ukraine nên gồng mình chuẩn bị cho những hậu quả chiến sự có thể kéo dài tới 100 năm. Đó là lý do vì sao chúng ta nên làm việc cùng nhau để tái thiết".

Hoạt động rà soát thiết bị nổ tại Ukraine được tiến hành tại những khu vực lực lượng Nga đã rút quân. Ảnh: AP

Hoạt động rà soát thiết bị nổ tại Ukraine được tiến hành tại những khu vực lực lượng Nga đã rút quân. Ảnh: AP

Cảnh báo của ông Scholz được đưa ra khi Thủ tướng Anh Boris Johnson đưa ra tín hiệu cho rằng quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin "không bao giờ có thể được bình thường hóa" sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. 

Được biết, ông Johnson là trong những chính trị gia phương Tây đang tìm cách để cô lập Điện Kremlin khi nước này chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài. Được biết, thủ tướng Anh đã thực hiện chuyến công du đến cả Thụy Điển và Phần Lan. Tại đây, ông đề nghị đảm bảo an ninh cho 2  quốc gia Bắc Âu này nếu họ quyết định nộp đơn xin gia nhập NATO.

Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Johnson với người đồng cấp Thuỵ Điển Magdalena Andersson, các nhà lãnh đạo đều nhất trí rằng dư chấn của cuộc xung đột tại Ukraine đã làm thay đổi cơ bản "cấu trúc an ninh quốc tế". Cụ thể, một phát ngôn viên của Phố Downing chia sẻ: "Họ nhấn mạnh rằng quan hệ với Tổng thống Putin không bao giờ có thể được bình thường hóa". 

Thái độ gay gắt của phương Tây với Moscow được đưa ra trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine đã kéo dài được hơn 2 tháng và quốc tế ngày càng hoài nghi khả năng căng thẳng có thể được giải quyết bằng phương án ngoại giao. 

Trong chuyến thăm tới Vienna (Áo), Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã hạ thấp khả năng sớm diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình giữa Ukraine và Nga.

Người đứng đầu tổ chức nhân đạo cũng cảnh báo rằng cuộc xung đột hiện nay có nguy cơ bùng phát thành một cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế. 

Được biết, Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ 6 thế giới vào năm 2021, chiếm 10% thị phần toàn cầu. Đồng thời, đây cũng là một trong những nước xuất khẩu lúa mạch và hạt hướng dương hàng đầu thế giới.

Tới Kiev, Ngoại trưởng Đức nói về việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine

Berlin xác nhận sẽ hỗ trợ Kiev nhiều hơn nhưng cũng đưa ra lập trường thẳng thắn về việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU). 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (Theo Telegraph) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN