Thủ tướng Anh xin lỗi

Thủ tướng Anh Liz Truss xin lỗi vì “những sai lầm” của bà trong chính sách tài chính của bà khiến nền kinh tế Anh chao đảo và tín nhiệm của đảng Bảo thủ giảm sút nghiêm trọng.

Nữ Thủ tướng Anh Liz Truss (ảnh: Reuters)

Nữ Thủ tướng Anh Liz Truss (ảnh: Reuters)

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn của kênh BBC hôm 17/10, bà Truss xin lỗi người dân nhưng khẳng định sẽ không từ chức.

“Tôi thật lòng nhận trách nhiệm và xin lỗi về những sai lầm đã gây ra”, bà Truss nói.

“Tôi muốn hành động để giúp đỡ người dân về chi phí năng lượng và giảm thuế, nhưng tôi đã đi quá xa và quá nhanh”, bà Truss nói thêm.

Khi được hỏi về tin đồn “chỉ còn là Thủ tướng trên danh nghĩa”, bà Truss bác bỏ và khẳng định mình vẫn là lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền.

“Tôi vẫn ở đây vì tôi là người được bầu để giúp đỡ đất nước này. Đó là điều tôi quyết tâm thực hiện”, nữ Thủ tướng nói.

Bà Truss cho biết, bà đã bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính mới là Jeremy Hunt vì chính phủ Anh cần thay đổi hướng đi.

“Sẽ là rất vô trách nhiệm nếu tôi không hành động vì lợi ích quốc gia trong khi tôi còn có thể”, bà Truss nói.

Hôm 14/10, bà Truss đã đã bổ nhiệm ông Jeremy Hunt làm Bộ trưởng Tài chính Anh, chỉ một ngày sau khi sa thải người bạn thân Kwasi Kwarteng khỏi vị trí này. Hôm 17/10, ông Jeremy Hunt tuyên bố loại bỏ toàn bộ chương trình cắt giảm thuế được bà Truss công bố và ca ngợi hồi cuối tháng 9.

Kế hoạch hỗ trợ chi trả hóa đơn năng lượng của bà Truss cũng bị thu hẹp từ 2 năm xuống chỉ còn đến tháng 4 năm sau. 

Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt (bên trái), ngồi cạnh bà Truss (ảnh: Reuters)

Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt (bên trái), ngồi cạnh bà Truss (ảnh: Reuters)

Khi được hỏi về việc đảo ngược chính sách, bà Truss thừa nhận bản thân đã khiến nhiều gia đình Anh gặp khó khăn và cam kết sẽ làm tất cả để giúp đỡ người dân.

“Đúng là chúng tôi đã thay đổi chính sách”, bà Truss nói.

Trước đó hôm 23/9, Bộ trưởng Tài chính Anh Kwasi Kwarteng đã công bố kế hoạch ngân sách ngắn hạn” với điểm nổi bật là bãi bỏ khoản thuế suất 45% đối với các khoản thu nhập trên 150.000 bảng Anh (167.000 USD). Ông Kwarteng cũng hứa hẹn cắt giảm thuế doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm, nhằm đưa kinh tế Anh thoát khỏi trì trệ.

Kế hoạch trên được bà Truss ủng hộ mạnh mẽ nhưng vấp phải chỉ trích gay gắt của giới chuyên gia và cả người dân Anh. Họ cho rằng, việc cắt giảm thuế đối với khoản thu nhập khổng lồ (167.000 USD) chỉ có lợi cho người giàu chứ không giúp ích gì cho người có thu nhập thấp.

Ngoài ra, kế hoạch hỗ trợ chi trả hóa đơn năng lượng của bà Truss cũng bị chỉ trích là lãng phí và gây thất thoát ngân sách.

Giá trị đồng bảng Anh sụt giảm nghiêm trọng sau khi bà Truss công bố chính sách kinh tế. Ngân hàng Trung ương Anh và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi chính quyền của bà Truss nhanh chóng thay đổi chính sách.

Theo Reuters, nhiều nghị sĩ đảng Bảo thủ đã kêu gọi bà Truss từ chức và đang tìm cách tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với nữ Thủ tướng. Robert Halfon – nghị sĩ “có tiếng nói” trong đảng Bảo thủ – cáo buộc bà Truss “coi nước Anh như chuột thí nghiệm”.

”Sóng gió” lớn ập đến Thủ tướng Anh Liz Truss

Sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Anh Liz Truss rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” sau khi bà tự hủy bỏ chính sách cải cách kinh tế của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – Reuters ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN