Thứ quan trọng hơn cả nguyên liệu hạt nhân ở Triều Tiên

Dù rất muốn phát triển hạt nhân và tên lửa nhưng uranium không hẳn là mối quan tâm hàng đầu của Triều Tiên mà còn có một kim loại phổ biến khác.

Thứ quan trọng hơn cả nguyên liệu hạt nhân ở Triều Tiên - 1

Cây cầu nối Triều Tiên và Trung Quốc.

Triều Tiên đang rất quyết tâm phát triển tên lửa và hạt nhân để tạo thành lá chắn răn đe quan trọng trước mọi mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, kim loại quan trọng nhất với Bình Nhưỡng lúc này không phải là chất phóng xạ như uranium mà lại là sắt. Triều Tiên đã lợi dụng lỗ hổng nghị quyết trừng phạt của LHQ và xuất khẩu quặng sắt ra bên ngoài.

Theo đó, LHQ không cấm xuất khẩu quặng sắt “vì mục đích xây dựng”. Triều Tiên đã dựa vào điều này để xuất khẩu sắt ồ ạt.

Quốc gia mua quặng sắt Triều Tiên nhiều nhất là Trung Quốc. Theo ước tính, Triều Tiên đã xuất khẩu 74 triệu USD quặng sắt trong 5 tháng đầu năm 2017. Lượng tiền này tăng 212% so với năm ngoái, theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới Hàn Quốc.

Quặng sắt ở Triều Tiên có chất lượng tốt, theo đánh giá của chuyên gia Sabrin Chowhudry từ Singapore. Với các tập đoàn sản xuất thép quốc doanh tại Trung Quốc, đây là “miếng ngon” không thể bỏ qua. “Nhu cầu quặng sắt Triều Tiên đang tăng mạnh”, Chowdhury nói.

Theo Bloomberg, so với các quốc gia như Australia và Brazil, Triều Tiên xuất khẩu quặng sắt sang Trung Quốc vẫn còn rất khiêm tốn. Trong nửa đầu năm 2017, quốc gia đông dân nhất hành tinh nhập 445 triệu tấn sắt. Số sắt nhập từ Triều Tiên chỉ là 1,1 triệu tấn.

Quan hệ thương mại hai chiều Triều Tiên-Trung Quốc khiến những quốc gia như Mỹ “nóng mắt”. Ngày 5.7, ông Trump viết trên Twitter cá nhân: “Quan hệ song phương Bình Nhưỡng-Bắc Kinh tăng hơn 40% trong quý đầu tiên”.

Theo số liệu được Cục Hải quan Trung Quốc công bố, trong nửa đầu năm nay, thương mại hai chiều với Triều Tiên tăng lên mức 2,55 tỉ USD. Hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Triều Tiên tăng 29% so với cùng kì năm ngoái.

Do Triều Tiên cần các nhu yếu phẩm và lương thực nên xuất khẩu quặng sắt giúp Bình Nhưỡng đảm bảo có tiền nhập về các thứ cần thiết. Chuyên gia Leonid Petrov từ Đại học Quốc gia Australia, chuyên nghiên cứu Triều Tiên, nói: “Họ cần gạo, năng lượng, đồ dùng và đó là những thứ Trung Quốc cung cấp”.

Hiện nay, Triều Tiên đang cần tiền để chi trả cho chi phí nhiên liệu vì quốc gia này không thể sản xuất đủ dầu cho nhu cầu trong nước. Robert Kelly, phó giáo sư ngành quan hệ quốc đại học Pusan (Hàn Quốc), nói: “Nếu Trung Quốc ngừng cấp hàng hóa, Triều Tiên sẽ rơi vào thảm họa kinh tế trầm trọng”.

TQ nói không làm ăn với Triều Tiên, số liệu ”nói” khác

Không dễ gì để Trung Quốc từ bỏ quan hệ làm ăn kinh tế mang về hàng tỉ USD doanh thu mỗi năm cho người dân vùng biên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - Bloomberg ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN