Thư chứa chất kịch độc, gây chết người gấp 6.000 lần xyanua gửi tới ông Trump

Chất kịch độc được gửi tới cho ông Trump trong một chiếc phong bì. Rất may, lực lượng an ninh Mỹ đã phát hiện bưu phẩm có độc và giữ an toàn cho Tổng thống Trump, Reuters đưa tin.

Thư chứa chất cực độc gửi tới ông Trump trước thềm bầu cử Mỹ (ảnh: Reuters)

Thư chứa chất cực độc gửi tới ông Trump trước thềm bầu cử Mỹ (ảnh: Reuters)

Sau khi xét nghiệm chiếc phong bì ghi rõ người nhận là ông Trump, các mật vụ Mỹ và FBI đã phát hiện ricin – một loại chất cực độc – chứa bên trong.

Bức thư có độc đề người nhận là Tổng thống Mỹ Donald Trump, dường như được gửi từ Canada.

“Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và cơ quan mật vụ đang điều tra bức thư chứa độc. Không có mối đe dọa đối với Tổng thống và người dân. Mọi thư tín gửi tới Nhà Trắng đều được xử lý tại một cơ sở riêng”, FBI thông báo.

Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) cũng được đề nghị phối hợp cùng điều tra về nguồn gốc bức thư chứa độc gửi tới Mỹ.

“Chúng tôi đã nhận được yêu cầu hỗ trợ từ FBI liên quan đến một bức thư chứa chất độc”,  phát ngôn viên của RCMP xác nhận.

“FBI đã phân tích chất độc trong thư. Kết quả cho thấy đây là ricin, cực kỳ độc”, phát ngôn viên của RCMP nói.

Ricin là chất độc chiết xuất từ hạt thầu dầu nhưng đây không được xác định là vũ khí sinh học. Ricin có khả năng gây chết người cao gấp 6.000 lần xyanua – một loại kịch độc khác. Hiện chưa có thuốc giải ricin, mặc dù quân đội Mỹ và Anh đã tiến hành một số thử nghiệm trên động vật.

Ricin có thể gây tử vong trong vòng 36 – 72 giờ khi con người tiếp xúc với một lượng độc chỉ nhỏ bằng đầu cây kim.

Tháng 5.2014, cựu Tổng thống Barack Obama cũng từng nhận được một bức thư có chứa độc Ricin. Kẻ gửi thư nhanh chóng bị phát hiện và lãnh án 25 năm tù giam.

Nguồn: [Link nguồn]

Bất ngờ về kẻ gửi thư chứa chất độc gây chết người gấp 6.000 lần xyanua cho ông Trump

Nghi phạm là nữ, bị bắt giữ khi đang cố vượt biên vào Mỹ từ Canada. Đặc biệt, người này có mang theo súng khi bị bắt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN