Thống tướng Myanmar tuyên bố về khả năng bãi bỏ hiến pháp

Trong bối cảnh Thống tướng Min Aung Hlaing nắm quyền lực tối cao ở Myanmar cả lập pháp, hành pháp và tư pháp, giới quan sát quốc tế lo ngại hiến pháp nước này sẽ bị quân đội bãi bỏ sau vụ đảo chính hôm 1.2.

Văn phòng Thống tướng Min Aung Hlaing tuyên bố sẽ bảo vệ Hiến pháp Myanmar (ảnh: AP)

Văn phòng Thống tướng Min Aung Hlaing tuyên bố sẽ bảo vệ Hiến pháp Myanmar (ảnh: AP)

Trong một động thái xoa dịu dư luận, Văn phòng Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar tuyên bố, lực lượng vũ trang nước này sẽ tôn trọng hiến pháp và hành động tuân theo pháp luật.

Văn phòng Tổng Tư lệnh Myanmar cáo buộc một số phương tiện truyền thông đang khiến người dân “hiểu sai về quân đội” khi đồn thổi việc Thống tướng Aung Hlaing sắp tuyên bố bãi bỏ Hiến pháp năm 2008.

“Nhiều phương tiện truyền thông, báo chí và các tổ chức khác đang đưa ra những bài viết, phân tích và bình luận sai lệch về phát biểu của Thống tướng. Họ không tôn trọng đầy đủ phát biểu của Tổng Tư lệnh. Quân đội Myanmar sẽ bảo vệ Hiến pháp và hành động phù hợp với phát luật”, Văn phòng Tổng Tư lệnh Myanmar tuyên bố.

Tuần trước, Thống tướng Aung Hlaing được cho là nói với các cấp dưới trong một cuộc họp rằng, Hiến pháp năm 2008 của Myanmar do quân đội soạn thảo có thể bị bãi bỏ nếu “không được tuân thủ”. Phát biểu của Thống tướng làm dấy lên lo ngại về một cuộc đảo chính và nó đã thực sự diễn ra.

Đường phố vắng vẻ ở thủ đô Myanmar sau vụ đảo chính (ảnh: AP)

Đường phố vắng vẻ ở thủ đô Myanmar sau vụ đảo chính (ảnh: AP)

Tuy nhiên, Văn phòng Tổng Tư lệnh Myanmar cho biết, phát biểu trên của ông Aung Hlaing chỉ nhằm mục đích bảo đảm tướng lĩnh cấp dưới “hiểu đúng về bản chất” của Hiến pháp.

Sau khi “bóng gió” về một cuộc đảo chính, quân đội Myanmar yêu cầu chính quyền dân cử giải tán Ủy ban Bầu cử Liên bang để giải quyết “gian lận bầu cử”. Tuy nhiên, yêu cầu này đã không được đáp ứng.

Hôm 4.2, quân đội Myanmar đã chỉ định Ủy ban Bầu cử Liên bang mới. Ủy ban này có trách nhiệm giám sát cuộc bỏ phiếu có thể được tổ chức vào năm sau. Ủy ban mới có 6 thành viên, do U Thein Soe – cựu tướng quân đội – làm Chủ tịch.

U Yan Myo Thein – chuyên gia phân tích tại Yangon – cho rằng, tuyên bố bảo vệ Hiến pháp 2008 của Văn phòng Tổng Tư lệnh Myanmar là bước đi mới nhất của quân đội nhằm xoa dịu tình trạng căng thẳng hiện tại.

“Myanmar vừa xảy ra đảo chính. Không có gì ngạc nhiên khi mọi người đang trong tình trạng hoang mang, sợ hãi. Họ không biết điều gì sắp xảy ra và hiến pháp luôn là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất của một quốc gia”, ông Myo Thein nói.

Theo Hiến pháp Myanmar, Tổng Tư lệnh có quyền kiểm soát đất nước trong tình trạng khẩn cấp, gây chia rẽ, mất đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp phải được Tổng thống tuyên bố.

Trong vụ đảo chính hôm 1.2, Tổng thống Myanmar cùng lãnh đạo quốc gia Aung San Suu Kyi đã bị bắt giữ trước khi quân đội tuyên bố kiểm soát đất nước.

“Tôi cho rằng những tuyên bố từ Văn phòng Tổng Tư lệnh Myanmar nên được đưa ra trong một cuộc họp báo chính thức. Một số phương tiện truyền thông vừa bị đổ lỗi. Tuy nhiên, tôi không nghĩ họ đã hiểu sai phát biểu của Thống tướng”, U Myint Kyaw – thành viên của Hội đồng Báo chí Myanmar – nhận xét.

Theo ông Myint Kyaw, quân đội Myanmar có phát ngôn viên riêng, nhưng người này hiếm khi trả lời câu hỏi từ phóng viên.

Chính quyền quân sự mới của Myanmar vừa chặn hoạt động của Facebook tại quốc gia này.

Quân đội Myanmar kiểm soát trên đường phố (ảnh: AP)

Quân đội Myanmar kiểm soát trên đường phố (ảnh: AP)

Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất ở Myanmar. Đây cũng là phương tiện chính để các nhà lãnh đạo của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) kêu gọi người dân phản đối việc quân đội nắm quyền kiểm soát đất nước.

Từ rạng sáng ngày 1.2, mạng internet ở Myanmar đã bị gián đoạn và đến giờ vẫn chưa thể hoạt động như bình thường.

Công ty Telenor Myanmar cho hay, họ và nhiều nhà cung cấp dịch vụ di động, truyền thông khác vừa nhận được chỉ thị “nóng” từ Bộ Thông tin Myanmar rằng phải chặn Facebook.

Telenor Myanmar cho biết họ sẽ tuân thủ, dù “khá lo ngại”.

Phong trào biểu tình “ồn ảo” của người dân Myanmar nhằm phản đối đảo chính vẫn đang sục sôi và lan rộng, đặc biệt là sau khi thông tin bà Suu Kyi bị cáo buộc vi phạm luật xuất nhập khẩu được công bố.

Cảnh sát Myanmar cho biết, họ phát hiện 6 bộ đàm không rõ nguồn gốc trong nhà bà Suu Kyi, có thể do các vệ sĩ sử dụng. Với cáo buộc này, bà Suu Kyi đối mặt án tù 3 năm.

Đảo chính ở Myanmar: Bà Aung San Suu Kyi bị buộc tội, đối mặt án tù

Hôm 3.2, cảnh sát Myanmar cáo buộc lãnh đạo nước này – bà Aung San Suu Kyi – có hành vi vi phạm lệnh xuất nhập khẩu khi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Irrawaddy, AP ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN