Thông tin mới xung quanh hố tử thần dư sức "nuốt" trọn Khải Hoàn Môn

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Giới chức Chile cảnh báo về nguy cơ phình to thêm của chiếc hố tử thần, vốn đã đủ sức "nuốt" trọn Khải Hoàn Môn. Nguyên nhân khiến chiếc hố khổng lồ xuất hiện vẫn là bí ẩn.

Video: Hố tử thần xuất hiện ở Chile hôm 30/7. Nguồn: CBS Los Angeles

Nguy cơ bị nứt hoặc sụt lún thêm là rất cao ở khu vực quanh hố tử thần gần mỏ Alcaparrosa, cách thủ đô Santiago khoảng hơn 600 km về phía bắc, theo cảnh báo từ Ủy ban phòng chống thiên tai vùng Atacama, phía bắc Chile đêm 27/8 (giờ địa phương). 

"Xét thấy nguy cơ nêu trên có thể gây ra mối đe dọa với cuộc sống và tính mạng của người dân địa phương, chúng tôi đã cấm di chuyển trong khu vực này cho tới khi các nghiên cứu kỹ thuật cho thấy đủ an toàn để đi lại", văn phòng Ủy ban phòng chống thiên tai vùng Atacama viết trên trang web. 

Theo hãng tin Reuters, 80% mỏ Alcaparrosa thuộc sở hữu của tập đoàn Lundin Mining (Canada), trong khi phần còn lại do Công ty Sumitomo Corporation (Nhật Bản) nắm giữ.

Dù chính phủ Chile cáo buộc tập đoàn Lundin Mining chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện của hố tử thần bí ẩn, nhưng một giám đốc điều hành cấp cao của tập đoàn này tuyên bố phải có những nghiên cứu sâu hơn để xác định nguồn gốc của hố tử thần. 

Mọi hoạt động tại mỏ Alcaparrosa tới nay vẫn bị đình chỉ. 

Tới thời điểm này, chính phủ Chile và tập đoàn Lundin Mining đều cho biết, không có nguy hiểm với người dân ở thị trấn lân cận Tierra Amarilla. 

Xuất hiện vào ngày 30/7, hố tử thần bí ẩn ở Chile có bề ngang 50 m và sâu 200 m, đủ để chứa một số công trình khổng lồ như Khải Hoàn Môn ở Pháp, tháp Space Needle ở Mỹ hay 6 bức tượng Chúa Cứu thế ở Brazil.

Cơ quan Địa chất và Khai khoáng Quốc gia Chile đã yêu cầu dừng mọi hoạt động tại mỏ Alcaparrosa để điều tra nguyên nhân tạo ra hố tử thần. 

Bí ẩn đằng sau hố tử thần khổng lồ sâu bằng tòa nhà 10 tầng ở Siberia

Vụ nổ khí metan cực lớn ở vùng Siberia vào năm ngoái để lộ một hố tử thần khổng lồ. Đây là hố tử thần thứ 17 xuất hiện ở vùng Bắc Cực thuộc Nga kể từ năm 2013.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lâm Nhã Du - Reuters ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN