Thông tin bất ngờ về tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Nga bắn vào Ukraine

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Truyền thông Anh dẫn lời hai quan chức Ukraine mô tả về loại đầu đạn có trong tên lửa đạn đạo Oreshnik của Nga.

Các bộ phận còn sót lại của tên lửa Oreshnik (Nga) mà Ukraine thu được. Ảnh: Reuters

Các bộ phận còn sót lại của tên lửa Oreshnik (Nga) mà Ukraine thu được. Ảnh: Reuters

Hãng Reuters ngày 26/11 đưa tin, hai quan chức cấp cao giấu tên trong chính phủ Ukraine tiết lộ, tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik của Nga mang theo nhiều đầu đạn nhưng không có thuốc nổ.

Một trong hai quan chức Ukraine cho biết, tên lửa Nga mang theo đầu đạn giả và mô tả thiệt hại do tên lửa này gây ra là "khá nhỏ".

Vị quan chức còn lại tiết lộ: "Trong trường hợp này, tên lửa không có thuốc nổ... Không có vụ nổ nào như chúng tôi nghĩ. Có một chút gì đó, nhưng không lớn".

Theo một số chuyên gia, việc không trang bị chất nổ trong "phương tiện hồi quyển" - phần được bảo vệ của tên lửa, mang đầu đạn - giúp có thêm chỗ cho các thiết bị đo lường hiệu suất khi thử nghiệm tên lửa. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các đầu đạn của Nga trong lần bắn tên lửa tuần trước có chứa thiết bị như vậy hay không.

Tờ RIA Novosti (Nga) nêu giả thuyết rằng tên lửa Oreshnik chỉ dùng đầu đạn mô hình để thử nghiệm, nhưng khi rơi xuống từ độ cao lớn, các đầu đạn vẫn đủ sức gây thiệt hại cho mục tiêu.

Nga và Ukraine chưa bình luận về thông tin của Reuters.

Theo Reuters, tiết lộ của hai quan chức Ukraine dường như củng cố thêm cho tuyên bố từ Điện Kremlin rằng vụ tấn công bằng tên lửa Oreshnik tuần trước là một lời cảnh báo gửi tới phương Tây, sau khi Mỹ và Anh cho phép Ukraine sử dụng tên lửa do Washington và London sản xuất để tấn công vào lãnh thổ Nga.

Sau vụ tấn công của Nga, ông Putin tuyên bố đây là một thử nghiệm thành công và đã đạt được mục tiêu - đánh trúng một cơ sở sản xuất tên lửa và phòng thủ ở thành phố Dnipro của Ukraine.

Tổng thống Nga nói rằng Moscow sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu và hiện đã có sẵn một số lượng dự trữ để sử dụng. Phía Kiev cho biết Ukraine đang phát triển các hệ thống phòng không để đối phó với loại tên lửa này của Nga.

Các quan chức Mỹ cho rằng Nga có thể chỉ sở hữu một số lượng nhỏ các tên lửa Oreshnik, được cho là phát triển từ tên lửa đạn đạo tầm trung RS-26.

Theo Reuters, ngày 26/11, NATO và Ukraine đã tổ chức cuộc họp về vụ Nga phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Oreshnik. Sau cuộc họp, NATO tuyên bố động thái của Nga sẽ không ngăn cản các thành viên NATO tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Nguồn: [Link nguồn]

Tuần trước, Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik mang 6 đầu đạn, mỗi đầu đạn chứa 6 quả đạn nhỏ hơn để tấn công mục tiêu ở Ukraine....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN