Thống kê mới về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc

Kho vũ khí hạt nhân của nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, đã gia tăng trong năm qua khi căng thẳng địa chính trị leo thang, các nhà nghiên cứu ngày 12/6 cho biết.

Trung Quốc trong những năm gần đây không ngừng hiện đại hóa quân đội.

Trung Quốc trong những năm gần đây không ngừng hiện đại hóa quân đội.

"Chúng ta đang tiến gần đến, hoặc có thể đã đến điểm kết thúc của một thời kỳ số lượng vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới suy giảm", Dan Smith, giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) nói, theo SCMP.

Tổng số đầu đạn hạt nhân của 9 quốc gia nắm công nghệ hạt nhân trên thế giới đã giảm còn 12.512 vào đầu năm 2023, so với mức 12.710 ở đầu năm 2022, thống kê của SIPRI cho biết. 9 quốc gia trên gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Israel, Triều Tiên, Pakistan, Nga và MỸ.

Trong số này, 9.576 đầu đạn hạt nhân nằm ở "kho dự trữ quân sự và có thể được triển khai", tăng 86 so với cùng kỳ năm trước.

SIPRI có sự phân biệt giữa kho dự trữ sẵn có của các quốc gia với khả năng có thể được triển khai và tổng kho dự trữ, bao gồm những đầu đạn đã cũ và sắp được loại bỏ.

 “Kho dự trữ là các đầu đạn hạt nhân có thể sử dụng được, và những con số đó đang bắt đầu tăng lên, nhưng con số này vẫn còn kém xa mức 70.000 trong những năm 1980", ông Smith cho biết.

Trong năm qua, Trung Quốc là quốc gia mở rộng kho vũ khí hạt nhânđáng chú ý nhất, tăng từ 350 lên 410 đầu đạn, theo thống kê của SIPRI.

Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên và Nga cũng gia tăng số lượng đầu đạn nhưng ở quy mô nhỏ, từ 4.477 lên 4.489. Các quốc gia còn lại giữ nguyên kho vũ khí hạt nhân.

Mỹ và Nga hiện vẫn sở hữu kho vũ khí hạt nhân chiếm 90% tổng số vũ khí hạt nhân trên thế giới. "Trong 30 năm qua, chúng ta chứng kiến số vũ khí hạt nhân giảm, nhưng xu hướng này có thể sắp chấm dứt", ông Smith nói.

Các nhà nghiên cứu tại SIPRI đề cập đến các thỏa thuận kiểm soát hạt nhân giữa Nga và Mỹ bị gián đoạn vì xung đột ở Ukraine. Ông Smith nhấn mạnh, sự gia tăng kho vũ khí hạt nhân ở một số quốc gia không trực tiếp liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Trung Quốc những năm gần đây đã đẩy mạnh đầu tư cho quân đội, mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực. "Điều chúng ta đang thấy là việc Trung Quốc từng bước trở thành cường quốc", ông Smith nói về việc Trung Quốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc luôn khẳng định rằng nước này duy trì chiến lược không sử dụng vũ khí hạt nhân trước và kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chỉ bằng một phần nhỏ so với Mỹ và Nga.

Điện Kremlin phản hồi đề nghị đàm phán hạt nhân của Mỹ

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Nga hoan nghênh đề nghị tổ chức đàm phán hạt nhân từ Mỹ, nhưng mong muốn các đề xuất “cụ thể hơn”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN