Thông điệp đằng sau sự điềm tĩnh, tự tin khi ông Putin tái xuất 

Hơn 4 tháng kể từ cuộc xung đột ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin xuất hiện công khai trong chuyến công du nước ngoài, thể hiện hình ảnh bình tĩnh, kiên nhẫn và tự tin.

Ông Putin tới thủ đô Ashgabat, Turkmenistan hôm 29.6.

Ông Putin tới thủ đô Ashgabat, Turkmenistan hôm 29.6.

Hôm 29.6, ông Putin tươi cười sải bước, đi bộ trên đường băng sân bay ở Turkmenistan. Nhà lãnh đạo Nga cởi bỏ áo khoác trước khi ngồi vào chiếc xe limousine để tới tham dự một hội nghị khu vực gồm 5 nước.  

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Putin kể từ khi cuộc xung đột nổ ra ở Ukraine, và cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ sau dịch bệnh Covid-19.

Chuyến công du được coi là động thái đáp trả của Moscow đối với hội nghị thượng đỉnh NATO ở Tây Ban Nha. Ông Putin cũng gửi thông điệp rằng bất chấp xung đột, Nga đang trở lại với các hoạt động thường niên, theo New York Times.

Ông Putin từng bước ổn định tình hình xung đột, ổn định kinh tế và nền chính trị Nga, sau những khó khăn ở giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

“Những khó khăn ban đầu đã trôi qua và tình hình hiện tại phần nào được ổn định”, Abbas Gallyamov, người từng viết diễn văn cho ông Putin, nhận định. 

“Ông Putin hiểu rằng cơ sở quyền lực của mình được xây dựng trên hình ảnh nhà lãnh đạo mạnh mẽ và tích cực, hành động và chiến thắng”, ông Gallyamov hiện đang sống ở Israel, nói.

Ông Putin tới Turkmenistan tham dự hội nghị khu vực trùng hợp với hội nghị NATO diễn ra ở Tây Ban Nha.

Ông Putin tới Turkmenistan tham dự hội nghị khu vực trùng hợp với hội nghị NATO diễn ra ở Tây Ban Nha.

Chìa khóa trong thông điệp mà ông Putin gửi đến thế giới thông qua chuyến công du nước ngoài là chiến lược cô lập Nga của phương Tây sẽ thất bại. Chiến lược hỗ trợ Ukraine, củng cố an ninh ở sườn phía đông của NATO cũng không đáng lo ngại, theo New York Times.

Theo báo Mỹ, một điểm đáng chú ý là ông Putin có một đêm ngủ lại tại thủ đô Dushanbe, Tajikistan. Đây là lần đầu tiên ông Putin ở lại qua đêm tại một quốc gia ngoài Nga kể từ tháng 1.2020.

Hôm 29.6, ông Putin bay đến Turkmenistan để gặp lãnh đạo các quốc gia ven biển Caspian, gồm Azerbaijan, Kazakhstan và Iran.  

Hội nghị khu vực có ý nghĩa thiết thực vì Nga đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng ở khu vực giàu năng lượng, có tầm quan trọng hàng đầu về kinh tế, đồng thời tìm cách tranh thủ lấp đầy khoảng trống quyền lực sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan.  

Hội nghị cũng mang tính biểu tượng đối với những người theo dõi ông Putin từ quê nhà, mang đến một bức tranh toàn cảnh về hoạt động ngoại giao và quyền lực mềm của Nga, trong khi các nhà lãnh đạo phương Tây tham gia họp thượng đỉnh tại Tây Ban Nha.

Phát biểu trong cuộc họp báo, ông Putin thể hiện quan điểm không vội vàng chấm dứt xung đột. “Mọi chuyện đang diễn ra suôn sẻ, không có gì phải vội vàng để đặt ra thời hạn cụ thể về các mốc thời gian”, ông Putin nói.

Tatiana Stanovaya, chuyên gia am hiểu về Điện Kremlin, người đang sống sở Pháp, nói sự xuất hiện thường xuyên của ông Putin thời gian qua là một phần trong chu kỳ dao động thường xuyên giữa các thời kỳ của Tổng thống Nga.

Binh sĩ Ukraine sử dụng lựu pháo M777 do Mỹ hỗ trợ.

Binh sĩ Ukraine sử dụng lựu pháo M777 do Mỹ hỗ trợ.

Ông Putin có thể kín tiếng suốt nhiều tuần trong các giai đoạn áp lực cao. Nhưng cũng có lúc nhà lãnh đạo Nga tích cực tham gia vào một loạt các sự kiện, ví dụ như dành hơn 90 phút trong phiên họp ở tòa thị chính với các doanh nhân trẻ vào tháng trước. Ông Putin cũng xuất hiện gần 4 giờ trên sân khấu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg. 

“Ông Putin đang trong giai đoạn tích cực xuất hiện trước công chúng, cởi mở hơn và thẳng thắn hơn”, bà Stanovaya nói, theo New York Times.

Ông Putin không còn chỉ trích phương Tây, không phản ứng quyết liệt trước việc Thụy Điển và Phần Lan tiến gần hơn tới tư cách thành viên NATO.

Thay vào đó, chiến lược của ông giờ đây dường như là chờ đợi, chờ đến khi phương Tây giảm bớt quyết tâm hỗ trợ Ukraine vì những áp lực kinh tế.

Bà Stanovaya cho rằng, Nga đã lường trước những bước đi hỗ trợ Ukraine của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, nên cách phản ứng chỉ là chờ đợi.

“Thời gian trôi qua, Kiev sẽ phải chấp nhận những yêu cầu mà Nga đưa ra”, bà Stanovaya đánh giá về toan tính của ông Putin.

Ông Biden khẳng định hỗ trợ Ukraine lâu dài “đến khi nào có thể”

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev “tới khi nào còn có thể” và công bố thêm gói viện trợ quân sự mới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NYT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN