Thời điểm Trái đất phải đón thiên thạch mạnh "gấp 30-40 lần bom nguyên tử Hiroshima"?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các chuyên gia đã tính toán được mức độ thường xuyên khi thiên thạch với sức mạnh như một quả bom nguyên tử rơi xuống Trái đất.

Các nhà khoa học cho biết tính được chu kỳ thiên thạch rơi xuống Trái đất (ảnh minh họa)

Các nhà khoa học cho biết tính được chu kỳ thiên thạch rơi xuống Trái đất (ảnh minh họa)

Theo Daily Mail hôm 15/12, tiến sĩ Time Barrows tới từ đại học Wollongong, Úc, dẫn đầu một nhóm nghiên cứu lần dấu niên đại của những viên đá bị ảnh hưởng bởi thiên thạch rơi xuống Úc.

Lớp đá tại hố va chạm Wolfe Creek, nơi thiên thạch rơi xuống, có niên đại không quá lâu như dự đoán và nhiều khả năng bị gây ra bởi một thiên rộng khoảng 15m, rơi xuống Úc cách đây 120.000 năm.

Tiến sĩ Barrows lý giải 2 kỹ thuật được sử dụng để xác định niên đại của các viên đá và cho biết lý do hố va chạm Wolfe Creek được chọn là địa điểm nghiên cứu vì đây là một trong những khu vực va chạm được bảo tồn tốt nhất thế giới.

"Kỹ thuật đầu tiên là thu nhặt một số viên đá từ miệng hố va chạm. Chúng đã chịu tác động khi thiên thạch rơi xuống. Lớp vỏ hiện tại được hình thành sau quá trình tiếp xúc với bức xạ của vụ va chạm. Chúng tôi có thể xác định được quá trình tiếp xúc đó diễn ra bao lâu.

Kỹ thuật thứ hai là kiểm tra các cồn cát bị chệch hướng với hố va chạm", Barrows lý giải.

Người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói thêm: "Số năng lượng được giải phóng khi thiên thạch rơi xuống trái đất gấp khoảng 30-40 lần năng lượng được giải phóng từ quả bom nguyên tử hủy diệt thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến II".

Theo Daily Star, so với mặt trăng, các hố va chạm thường khó xuất hiện trên Trái đất hơn vì các thiên thạch đều bị đốt cháy khi vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, một số thiên thạch dài khoảng vài km, đã vượt qua bầu khí quyển dù cũng bị tiêu hao một phần, cách đây vài triệu năm.

Tiến sĩ Barrows cho biết các thiên thạch cùng kích thước với thiên thạch tạo ra hố va chạm Wolfe Creek sẽ theo chu kỳ.

"Có vẻ như chúng ta sẽ phải đón nhận một thiên thạch với chiều rộng khoảng 25m hoặc hơn trong chu kỳ gần 200 năm", ông Barrows nói.

May mắn, thiên thạch tạo ra hố va chạm Wolfe Creek đã không cướp sinh mạng hay làm bị thương bất cứ ai khi nó rơi xuống Úc vì khi đó chưa có người tới đây sinh sống.

"Một số ít bằng chứng cho thấy con người chưa hiện diện ở Úc thời điểm cách đây 120.000 năm. Khu vực khô cằn ở Úc là nơi tuyệt vời để bảo tồn thiên thạch. Bằng chứng là một số lượng lớn thiên thạch được tìm thấy tại vùng đồng bằng Nullarbor của quốc gia này", ông Barrows chia sẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Thiên thạch quét sạch khủng long biến đại dương thành bể axít khổng lồ

Vụ va thiên thạch khổng lồ đâm xuống Trái đất cách đây không chỉ khiến loài khủng long tuyệt chủng mà còn biến cả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Daily Star ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN