Thời đại của những tòa nhà chọc trời ở Trung Quốc đã chấm dứt

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng trước cảnh báo các thành phố Trung Quốc “không thể xây dựng vô hạn”. Các thành phố cần kiểm soát mật độ dân số và các đại đô thị cần đưa ra các quy chuẩn mới.

Tỉnh Hắc Long Giang không có kế hoạch xây tòa nhà chọc trời, vẫn phải tuân thủ quy định mới.

Tỉnh Hắc Long Giang không có kế hoạch xây tòa nhà chọc trời, vẫn phải tuân thủ quy định mới.

Một tỉnh ở phía đông bắc Trung Quốc gần đây trở thành địa phương mới nhất phải tuân thủ quy định của chính quyền trung ương trong việc kiểm soát xây dựng các tòa nhà chọc trời.

Tỉnh Hắc Long Giang, nơi có tòa nhà cao nhất chỉ 270 mét, gần đây nhận được chỉ đạo không được phép xây tòa nhà cao hơn 500 mét, dù rằng trên địa bàn toàn tỉnh không có kế hoạch nào như vậy.

Hồi tháng 4, chính quyền trung ương Trung Quốc ban hành quy định mới, kiểm soát gắt gao việc xây các tòa nhà cao hơn 250 mét, “cần nghiên cứu kỹ” khi xây tòa nhà cao hơn 100 mét, hạn chế các khu phức hợp giải trí công cộng có diện tích mặt sàn vượt quá 30.000 m2.

Thay vì theo đuổi quy mô lớn, bắt chước kiến trúc nước ngoài và thu hút sự chú ý thông qua việc sử dụng thiết kế kỳ dị, tất cả các thành phố nên xây tòa nhà mới “phù hợp với mục đích sử dụng, đem lại lợi ích kinh tế, thân thiện với môi trường và có ý nghĩa nghệ thuật”, quy định có hiệu lực từ tháng 4 nêu rõ.

Nhiều tỉnh ở Trung Quốc đã phải tuân thủ quy định mới này mà trường hợp điển hình nhất là ở Hắc Long Giang.

Ở thời điểm hiện tại, 5 trong số 10 tòa nhà cao nhất thế giới là ở Trung Quốc, 44 trong số 100 tòa nhà chọc trời cao nhất cũng ở Trung Quốc. Cao 632 mét với 128 tầng, tòa tháp Thượng Hải hiện là tòa nhà cao thứ hai trên thế giới.

Trung tâm Greenland Vũ Hán ban đầu có kế hoạch xây cao 600 mét, nhưng cuối cùng bị cắt giảm xuống còn 475 mét.

Trung tâm Greenland Vũ Hán ban đầu có kế hoạch xây cao 600 mét, nhưng cuối cùng bị cắt giảm xuống còn 475 mét.

Các nhà tòa nhà khác nằm trong Top 10 bao gồm Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An (599 mét), Trung tâm Tài chính Quảng Châu và Thiên Tân (đều cao 530 mét) và tòa tháp Citic ở Bắc Kinh (528 mét).

Hồi đầu năm nay, nhà phát triển Trung tâm Tô Châu Chung Nam ở thành phố Tô Châu, cách Thượng Hải khoảng 90 phút lái xe, thông báo giảm chiều cao tòa nhà từ 729 mét xuống còn 499 mét để phù hợp với quy định.

Trung tâm Greenland Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc cũng phải cắt giảm chiều cao từ 600 mét xuống còn 475 mét. Một tòa tháp chọc trời ở Thâm Quyến ban đầu được ấn định xây cao 830 mét và sẽ là tòa nhà cao nhất thế giới, nhưng đến nay đã bị giới hạn còn 500 mét.

Chỉ còn tòa tháp Goldin Finance 117 ở Thiên Tân là may mắn không bị cắt giảm chiều cao vì dự án đã khởi công từ cách đây 12 năm. Tuy nhiên, dự án xây dựng tòa tháp cao gần 600 mét này đã bị tạm ngừng từ tháng 12.2019 vì vấn đề tài chính.

“Chủ đầu tư cũ đã phá sản, chưa có ai tình nguyện nhận dự án”, nguồn tin am hiểu vấn đề nói trên SCMP. Trường hợp bỏ hoang như tòa nhà Goldin Finance 117 là lý do giới lãnh đạo Trung Quốc phải nghĩ lại về các tòa nhà chọc trời, công trình quá khổ.

Tòa tháp Thượng Hải cao 632 mét là công trình cao thứ hai thế giới.

Tòa tháp Thượng Hải cao 632 mét là công trình cao thứ hai thế giới.

Mục đích của quy định kiểm soát dự án xây tòa nhà chọc trời ở Trung Quốc là để phát triển thành phố theo hướng bền vững hơn. Các tòa nhà chọc trời từng được coi là biểu tượng của sự xa hoa và là bước phát triển công nghệ, đô thị hóa. Nhưng chi phí xây dựng, bảo trì các tòa nhà này ngày càng tăng. Nếu có sự cố như cháy, việc đảm bảo an toàn cho tính mạng những người ở bên trong là rất khó khăn.

“Trước đây chúng tôi cân nhắc nhiều hơn đến việc tăng hiệu quả sử dụng đất. Nhưng giờ đây, chúng tôi đang chú trọng hơn đến sự an toàn và phát triển đô thị bền vững”, Song Yingchang, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Môi trường và Đô thị thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói.

“Sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, chúng tôi nhận ra nguy cơ lớn đối với các tòa nhà chọc trời, trong việc kiểm soát dịch bệnh. Vậy nên điều này có thể đã dẫn đến hàng loạt chính sách mới khắt khe hơn”, ông Song nói.

Nhiều dự án xây tòa nhà chọc trời ở Trung Quốc bị coi là phù phiếm, vì được xây ở những nơi không hề thiếu quỹ đất. “Quy hoạch một tòa nhà cao 600 mét ở khu Binhai mới là có vấn đề. Đó không phải là nơi mà một tấc đất có giá trị tương đương một tấc vàng”, ông Song nói thêm, khi đề cập đến những quỹ đất còn rất lớn và giá đất rất rẻ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng trước cảnh báo các thành phố Trung Quốc “không thể xây dựng vô hạn”. Các thành phố cần kiểm soát mật độ dân số và các đại đô thị cần đưa ra các quy chuẩn mới.

Tòa tháp Goldin Finance 117 cao gần 600 mét bị bỏ hoang.

Tòa tháp Goldin Finance 117 cao gần 600 mét bị bỏ hoang.

Với mật độ dân số 20.000 người/m2 ở trung tâm Bắc Kinh và Thượng Hải, so với 13.000 người/m2 ở khu trung tâm Tokyo hay New York, ông Tập muốn đẩy mạnh phát triển các thành phố vệ tinh.

Tân khu Hùng An, cách trung tâm Bắc Kinh 2 giờ lái xe về phía nam, là nơi được chính phủ Trung Quốc chi hàng tỷ USD xây dựng để trở thành một đô thị kiểu mới, theo chiến lược ông Tập đề ra.

Tuy nhiên, giáo sư Chen Ju đến từ Đại học Chiết Giang, nói các tòa nhà cao tầng là hệ quả của đô thị hóa, khi người dân chuyển từ vùng nông thông tới thành thị để có công việc tốt hơn.

“Không thể hi vọng mọi người sẽ chấp nhận việc phải di chuyển 3 giờ mỗi ngày để tới làm việc tại khu trung tâm thành phố”, ông Chen nói.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2019, hơn 60% dân số Trung Quốc sống ở các khu vực thành thị.

Đập Tam Hiệp khiến loài cá tầm to như cá mập trên sông Dương Tử tuyệt diệt?

Các nhà nghiên cứu cho rằng, đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử làm thay đổi môi trường tự nhiên, khiến loài cá tầm không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN