Thổ Nhĩ Kỳ hưởng thành quả sau khi “bật đèn xanh” để Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đạt thỏa thuận với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Tây Ban Nha, báo Anh Guardian tiết lộ.

Ông Erdogan gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Tây Ban Nha.

Ông Erdogan gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Tây Ban Nha.

Theo báo Anh, ông Biden bày tỏ sự hài lòng với quyết định của ông Erdogan, sau khi Thổ Nhĩ Kỳ “bật đèn xanh” để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. Tổng thống Mỹ ủy quyền cho các quan chức thông báo rằng Mỹ sẵn sàng giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại hóa không quân.

Ông Biden cũng gửi lời cảm ơn ông Erdogan vì vai trò trung gian trong nỗ lực giúp giải phóng 25 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine. Gần đây, Nga thông báo sẵn sàng thực hiện đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ, cho phép các tàu chở ngũ cốc rời cảng ở Odessa.

Phát biểu hôm 29.6, Celeste Wallander, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề an ninh quốc tế tại Lầu Năm Góc, nói với các phóng viên rằng, nâng cao năng lực phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ cũng giúp củng cố khả năng phòng thủ của NATO.

Bình luận về vấn đề hiện đại hóa không quân Thổ Nhĩ Kỳ, bà Wallander nói: “Mỹ ủng hộ việc hiện đại hóa các phi đội máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ vì điều này đóng góp cho an ninh của NATO và cũng như an ninh của Mỹ… Những kế hoạch này đang được thực hiện thông qua các quy trình ký kết hợp đồng”.

Tháng 10.2021, Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi yêu cầu mua 40 chiến đấu cơ F-16 và 80 bộ kit nâng cấp các chiến đấu cơ hiện có. Đây là lần đầu tiên Mỹ gửi tín hiệu đồng ý với đề xuất mua vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ.

Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có trách nhiệm phê duyệt hợp đồng bán vũ khí và chuyển sang Quốc hội chứng nhận. Thông thường, Quốc hội Mỹ sẽ không phủ quyết các hợp đồng vũ khí đã được chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thông qua. Tuy nhiên, một số nghị sĩ Mỹ bày tỏ quan ngại, vì Thổ Nhĩ Kỳ cũng sở hữu các tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Bên cạnh hợp đồng tiêm kích F-16, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang tiến gần hơn tới việc buộc Thụy Điển và Phần Lan trục xuất một số thành viên người Kurd và những người ủng hộ giáo sĩ lưu vong Fethullah Gülen.

Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ, Bekir Bozdağ nói Ankara đang chờ dẫn độ 33 nghi phạm khủng bố từ Thụy Điển và Phần Lan. Thời gian tới, Ankara sẽ nhắc nhở các nước Bắc Âu về vấn đề dẫn độ nghi can khủng bố sau khi các bên đã ký biên bản ghi nhớ.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde nói nước này sẽ không tùy tiện trục xuất các cá nhân theo yêu cầu từ Thổ Nhĩ Kỳ. 

“Chúng tôi sẽ không đồng ý với bất cứ sự dẫn độ nào trừ khi có bằng chứng về hoạt động khủng bố. Không có lý do gì để người Kurd nghĩ rằng quyền con người hay quyền dân chủ của họ đang bị đe dọa”, bà Linde nói.

NATO lần đầu nêu tên Trung Quốc trong tài liệu chiến lược

NATO lần đầu tiên coi Trung Quốc là một trong những thách thức chiến lược trong thập kỷ tới, cảnh báo về tham vọng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc, vấn đề Trung Quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Guardian ([Tên nguồn])
Tình hình Nga và Thổ Nhĩ Kỳ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN