Thị trấn được mệnh danh “Thủ phủ sinh đôi của thế giới”
Tỷ lệ đẻ sinh đôi tại cộng đồng Yoruba, thị trấn Igbo Ora, Tây Nam Nigeria cao gấp 3 lần mức trung bình của thế giới.
Một người phụ nữ tại thị trấn Igbo Ora, Nigeria bế 2 người con sinh đôi 4 ngày tuổi của mình.
Một nghiên cứu vào những năm 1970 của một nhà khoa học Anh cho thấy cứ 1000 trẻ sơ sinh tại thị trấn Igbo Ora thì có tới 50 cặp sinh đôi – đây là một trong những tỷ lệ đẻ sinh đôi cao nhất thế giới.
Cặp sinh đôi Taiwo Adejare và Kehinde Adejare.
Trong văn hóa của cộng đồng Yoruba có quy chuẩn đặt tên cho các cặp sinh đôi vì đây là hiện tượng phổ biến từ lâu đời. Trẻ sơ sinh sẽ được gọi là Taiwo hoặc Kehinde tùy theo thứ tự sinh trước hay sau.
Người dân thuộc cộng đồng Yoruba cho rằng sở dĩ tỷ lệ đẻ sinh đôi tại đây cao như vậy là nhờ thói quen ăn lá đậu bắp và giống khoai ở địa phương
Hai anh em sinh đôi Kehinde và Taiwo Aderogba.
“Có nhiều cặp sinh đôi như vậy là vì chúng tôi ăn lá đậu bắp”, Kehinde Oyedepo (15 tuổi, có một người anh chị em sinh đôi) cho biết về quan niệm truyền thống trong thị trấn. Lá đậu bắp thường được dùng để làm một món hầm rất phổ biến tại Igbo Ora.
Giả thuyết khác lại cho rằng các cặp sinh đôi có nhiều là do người dân thị trấn hay ăn món Amala – một món ăn địa phương làm từ khoai mỡ và bột sắn. Một giả thuyết khoa học cho rằng khoai mỡ kích thích quá trình sản sinh gonadotropins – hoạt chất có tác dụng kích thích quá trình rụng trứng.
Một bà mẹ bên 2 người con sinh đôi của mình.
Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho rằng hiện tượng thú vị này là do yếu tố di truyền trong cộng đồng người Yoruba. Bác sĩ phụ khoa Ekujumi Olarenwaju khẳng định người dân các nơi khác trên thế giới cũng ăn cùng loại khoai mỡ này nhưng không có tỷ lệ đẻ sinh đôi tương tự.
Trong gần 100 học sinh tại trường học của thị trấn, có tới 9 cặp sinh đôi.
“Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là do yếu tố di truyền”, ông Olarenwaju nói. Ông cho rằng người dân thị trấn này có thể sở hữu nguồn gen như vậy.
Tuy nhiên, những người phụ nữ bán lá đậu bắp tại khu chợ của thị trấn lại không đồng tình với quan điểm trên. Họ cho rằng cách chế biến món lá đậu bắp theo truyền thống của địa phương là bí mật đằng sau tỷ lệ các cặp song sinh cao. Ví dụ, món hầm làm từ lá đậu bắp phải được ăn ngay sau khi nấu và không bao giờ được để lại.
Bà Oyenike Bamimore – một người bán lá đậu bắp, cho biết bà chính là bằng chứng sống về tác dụng của loại lá này. “Vì ăn nhiều lá đậu bắp, tôi đẻ tới 8 cặp sinh đôi”, bà Bamimore nói.
Khi đưa hai trẻ sinh đôi tới đăng ký khai sinh, nhân viên hành pháp quả quyết rằng chúng không phải là anh em.