Thêm tiết lộ chấn động về vụ 11/9
Gần đây một hồ sơ tòa án mới công bố cho thấy ít nhất có 2 tên không tặc tham gia vào vụ 11/9 đã từng được tuyển dụng vào một hoạt động tình báo chung cấp cao nhất giữa CIA và Saudi Arabia. Thực hư việc này là như thế nào?
Cuộc điều tra mang danh “Chiến dịch Encore”
Một hồ sơ tòa án mới được công bố gần đây đã đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về mối quan hệ giữa Trạm Alec (một đơn vị của CIA được thành lập nhằm theo dõi thủ lĩnh Osama bin Laden của Al-Qaeda và những cấp dưới của ông ta) và 2 tên không tặc gây ra vụ 11/9, vốn là đối tượng được FBI che đậy ở cấp độ cao nhất. Tài liệu được thu thập bởi SpyTalk, đó là một tệp dài 21 trang được tuyên bố bởi Don Canestraro (trưởng điều tra của Văn phòng ủy ban quân sự - một thể chế pháp lý giám sát các vụ án của những bị cáo trong vụ 11/9), trong đó có các tóm tắt về những tiết lộ được phân loại của chính phủ cùng những cuộc phỏng vấn riêng tư mà ông Canestraro đã thực hiện với các quan chức cao cấp CIA và FBI được ẩn danh. Nhiều điệp viên từng nói chuyện với Canestraro đã từng nhúng tay vào Chiến dịch Encore một cuộc điều tra dài hơi liên quan loạt vụ tấn công 11/9.
Chân dung 2 kẻ không tặc Nawaf al-Hazmi và Khalid al-Mihdhar từng tham gia vào hoạt động tình báo chung giữa CIA và Saudi Arabia.
Mặc dù đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn dài với rất nhiều nhân chứng, đưa ra hàng trăm trang bằng chứng cùng việc thành lập một đại bồi thẩm đoàn nhằm thăm dò mạng lưới hỗ trợ những kẻ không tặc, nhưng Chiến dịch Encore bỗng đột ngột bị chấm dứt vào năm 2016. Điều này có chủ đích là do một cuộc tranh cãi nội bộ của FBI về những phương pháp điều tra mang tính che đậy. Khi được công bố lần đầu tiên vào năm 2021 trên sổ ghi chép công khai của Văn phòng ủy ban quân sự thì mọi phần của tài liệu đã được biên tập lại, ngoại trừ một phần đánh dấu “chưa được phân loại”. Khi cuộc điều tra của Canestraro kết thúc thì đã rõ một sự thật: ít nhất 2 tên không tặc đã được tuyển dụng theo một cách vô tình hoặc cố ý vào hoạt động tình báo chung CIA - Saudi Arabia.
Dưới sự giám sát nghiêm ngặt của CIA, năm 1996, Trạm Alec đã được thành lập, sáng kiến này được cho là bao hàm luôn một nỗ lực điều tra chung cả với FBI. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, các đặc vụ của FBI chưng hửng khi nhận ra rằng họ không thể chuyển bất kỳ thông tin nào về tổng hành dinh của FBI mà chưa có sự đồng ý của CIA, và đối mặt với những trừng phạt khắc nghiệt nếu tự ý. Các nỗ lực chia sẻ thông tin với đơn vị tương đương của FBI (đội I-49 đóng ở New York) thường xuyên bị chặn. Cuối năm 1999, với “hệ thống nhấp nháy đỏ” về một cuộc tấn công quy mô lớn của khủng bố Al-Qaeda vào lục địa Mỹ, CIA và NSA đã để mắt chặt chẽ vào một “cán bộ năng nổ” bên trong Al-Qaeda bao gồm các công dân quốc tịch Saudi Arabia là Nawaf al-Hazmi và Khalid al-Mihdhar. Hai người này được cho là đã cướp chuyến bay 77 của Hãng hàng không Mỹ (AA) và đâm vào Lầu Năm Góc trong vụ 11/9.
Al-Hazmi và al-Midhar cùng tham dự một hội nghị thượng đỉnh của Al-Qaeda diễn ra từ ngày 5/1 đến 8/1/2000 tại thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia). Cuộc họp đã được chính quyền địa phương bí mật chụp ảnh và quay video theo yêu cầu của Trạm Alec, mặc dù không ghi lại âm thanh nào. Trên đường đi, al-Mihdhar đã quá cảnh ở Dubai, nơi các điệp viên CIA đột nhập vào phòng khách sạn và sao chép hộ chiếu của gã, nó cho thấy y có thị thực nhập cảnh nhiều lần vào Mỹ. Thông tin này đã được chuyển cho FBI để “điều tra thêm”. Trên thực tế, Trạm Alec không những không thông báo cho FBI về thị thực Mỹ của al-Mihdhar mà còn cấm 2 điệp viên FBI làm việc này (điều tra thêm). Mark Rossini, một trong 2 điệp viên mà FBI cử đi điều tra, còn nguyên bức xúc khi nhớ lại: “Tôi nói rằng chúng ta nên nói cho FBI biết về việc này, những gã ngoại quốc hoàn toàn xấu xa… Rồi sau đó thì CIA nói với tôi rằng, “Đây không phải là chuyện của FBI, FBI không có quyền tài phán trong vụ này”.
Mark Rossini, một trong 2 điệp viên của FBI muốn cung cấp thông tin về 2 kẻ lạ mặt người Saudi Arabia, nhưng CIA đã tìm cách ngăn cản.
Vào ngày 15/1/2000, từ phi trường quốc tế Los Angeles, al-Hazmi và al-Mihdhar đã vào Mỹ tức chỉ vài tuần sau khi âm mưu Thiên niên kỷ thất bại. Omar al-Bayoumi (một “nhân viên ma” đến từ Saudi Arabia) đã gặp họ ngay lập tức sau khi 2 người này đến nhà hàng của sân bay. Sau màn chào hỏi xã giao, Bayoumi giúp hai người này tìm một căn hộ gần nhà mình ở San Diego, thành lập tài khoản ngân hàng, và cho trước 1.500 USD để trả tiền thuê nhà. Từ đó ba người liên tục liên lạc với nhau. Nhiều năm sau đó, trong các cuộc phỏng vấn với các điều tra viên Chiến dịch Encore, Omar al-Bayoumi cho rằng mình chạm trán với 2 tên không tặc chỉ là ngẫu nhiên. Và khẳng định việc hỗ trợ tài chính hay thủ tục nọ kia chỉ đơn giản là làm từ thiện, bởi đồng cảm với những người không biết tiếng Anh và không quen với văn hóa Tây phương.
FBI phản bác, khẳng định Bayoumi là người đã trực tiếp hỗ trợ cho các đặc vụ Al-Qaeda tại Mỹ. Phát hiện đáng chú ý đó đã bị giấu nhẹm cho đến 2 thập kỷ sau, khi một loạt tài liệu của Chiến dịch Encore được giải mật theo lệnh của Chính quyền ông Joe Biden, và nó hoàn toàn bị bỏ qua bởi các phương tiện truyền thông chính thống. Tuyên bố của ông Don Canestraro giờ đây đã hé lộ rằng các nhà điều tra FBI thậm chí còn đi xa hơn các đánh giá của họ. Một đặc vụ đặc biệt của FBI, người có bí số “CS-3” (như tài liệu chỉ rõ) nhấn mạnh rằng việc tiếp xúc của Bayoumi với bọn không tặc cùng hỗ trợ sau đó “đã được thực hiện theo chỉ thị của CIA. Mục đích rõ ràng của Trạm Alec là “chiêu mộ Al-Hazmi và Al-Mihdhar thông qua mối quan hệ liên lạc”.
Hoạt động bất thường ở Trạm Alec
Nhiệm vụ chính thức của Trạm Alec là theo dõi Osama bin Laden để “thu thập tình báo về ông ta điều hành các chiến dịch, phá vỡ tài chính, cảnh báo các nhà hoạch định chính sách về các hoạt động và ý đồ của y”. Một số nguồn cấp cao nói với ông Don Canestraro rằng để cho Trạm Alec tham gia vào thu thập tình báo và chiêu mộ các tài sản (đặc vụ) là một sự quá đỗi bất thường. Trạm Alec đóng ở Mỹ và được điều hành bởi các nhà phân tích CIA, những người thường không quản lý về mặt con người. Về mặt pháp lý thì dạng công việc như Trạm Alec đang làm, là phải dành cho các sĩ quan “được đào tạo cho các hoạt động mật ở nước ngoài”. “CS-10” - một sĩ quan phụ trách của CIA tại Trạm Alec, đã đồng tình với đề xuất rằng al-Hazmi và al-Mihdhar có mối quan hệ với CIA thông qua Bayoumi, và cảm thấy bối rối khi được giao nhiệm vụ cố gắng thâm nhập Al-Qaeda ngay từ đầu.
Aukai Collins, điệp viên của FBI.
Văn hóa hoạt động bất thường của Trạm Alec có thể giải thích đến một số quyết định lạ kỳ từ phía những người cung cấp tin về Al-Qaeda. Đầu năm 1998, trong lúc đang thực hiện nhiệm vụ của CIA nhằm thâm nhập vào bối cảnh Hồi giáo ở London thì một người chỉ điểm chung cho cả FBI-CIA tên là Aukai Collins đã nhận được một lời đề nghị hấp dẫn: Osama bin Laden muốn Collins đến Afghanistan để ông ta gặp. Collins đã chuyển yêu cầu tới cấp trên của mình. Trong khi FBI ủng hộ việc thâm nhập vào căn cứ của Al-Qaeda thì CIA lại bác bỏ ý tưởng này “Không đời nào Mỹ chấp thuận cho một đặc vụ Mỹ vào “hang sói”. Tương tự vậy, vào tháng 6-2001, các nhà phân tích của CIA và FBI (của Trạm Alec) gã gặp gỡ các quan chức cấp cao của FBI bao gồm cả các đại diện của đơn vị Al-Qaeda. CIA đã chia sẻ 3 bức ảnh của các cá nhân, những người từng tham dự tại hội nghị Kuala Lumpur 18 tháng trước đó, bao gồm Hazmi và Mihdhar.
Tuy vậy, một sĩ quan chống khủng bố của FBI có bí danh “CS-15” đã nhớ lại rằng ngày của các bức ảnh cùng những chi tiết chính về các nhân vật trong ảnh lại bị giấu kín; thay vào đó các nhà phân tích chỉ đơn giản là hỏi FBI “liệu có biết gì về danh tính các cá nhân trong các bức ảnh”. Một sĩ quan FBI khác có bí danh “CS-12” còn đưa ra một câu chuyện gay cấn hơn: các nhà phân tích tại Trạm Alec không chỉ giấu thông tin tiểu sử mà còn ngụ ý sai sự thật về một trong số cá nhân có thể là Fahd Al-Quso, một đối tượng tình nghi đã đánh bom tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Cole. Chưa hết, họ còn từ chối trả lời mọi câu hỏi liên quan đến các bức ảnh. Tuy nhiên, người ta xác định rằng không có hệ thống nào để cảnh báo FBI khi bộ ba kia lọt vào Mỹ: một kỹ thuật điều tra tiêu chuẩn cho các nghi phạm khủng bố.
I ÂM MƯU CHE ĐẬY TINH VI
Một nguồn tin khác của Don Canestraro đó là một cựu điệp viên FBI có bí danh “CS-23” đã làm chứng rằng sau vụ 11/9, tổng hành dinh FBI và văn phòng thực địa của cơ quan này ở San Diego đã nhanh chóng biết được mối quan hệ của Bayoumi với tình báo Arab cùng các hoạt động tuyển mộ của CIA liên quan đến 2 đối tượng tình nghi Hazmi và Mihdhar. Tuy nhiên, “đám quan chức cấp cao FBI đã ngăn chặn những cuộc điều tra sâu rộng”. Chưa hết, “CS-23” còn vạch trần rằng các điệp viên của FBI đã làm chứng trước Cuộc điều tra chung vụ 11/9 và “họ được nhắc nhở không được hé môi toàn bộ mức độ dính líu của Arab Saudi với Al-Qaeda”. Cộng đồng tình báo Mỹ có mọi lý do để bảo vệ Riyadh về vai trò của họ trong loạt vụ tấn công 11/9 khi mà quốc gia dầu hỏa là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Mặt khác, tư lợi cũng là một trong những lý do khiến FBI giấu nhẹm hoạt động bất thường ở Trạm Alec khi họ cũng có ý định chiêu mộ al-Hazmi và al-Mihdhar, che đậy sự hiện diện của 2 người này tại Mỹ với những cơ quan hữu quan.
“CS-12” cũng từng liên hệ với nhà phân tích FBI tại Trạm Alec. Cuộc trò chuyện nhanh chóng trở nên tăng nhiệt khi nhà phân tích yêu cầu “xóa ngay tức khắc bản ghi âm” vì rằng không ai được quyền nghe nó. Nhà phân tích FBI được xác định là Dina Corsi. Trong cuộc họp hội nghị ngày hôm sau giữa “CS-12”, Corsi, và trưởng đơn vị Osama bin Laden của FBI thì các quan chức FBI đã yêu cầu “CS-12” phải “đứng dậy” và “ngừng tìm kiếm” thông tin về al-Mihdhar khi FBI có ý định mở cuộc điều tra về nhân vật này. Cuối cùng Trạm Alec đã thông báo cho FBI rằng hai người al-Hazmi và al-Mihdhar đang ở Mỹ - giai đoạn cả 2 người này đang chuẩn bị những bước cuối cùng của cuộc tấn công.
Vào những ngày sau vụ 11/9, “CS-12” và các điệp viên FBI ở New York đã gặp nhau trong một hội nghị khác. Lần này, họ biết được rằng al-Hazmi và al-Mihdhar có tên trên chuyến bay 77. Một nhà phân tích đã nhanh chóng tìm thấy hai người này và địa chỉ nhà của họ trên danh bạ điện thoại ở San Diego. Hóa ra, 2 kẻ bất hảo sống chung nhà với một người chỉ điểm của FBI. Tại cuộc họp vào tháng 6/2001 giữa Trạm Alec, các điệp viên FBI, họ đã nhắc đến nhân vật Walid bin Attash, một kẻ tình nghi chính trong vụ đánh bom tòa đại sứ Mỹ ở Đông Phi năm 1998 và cuộc tấn công vào tàu USS Cole. Văn phòng thực địa New York của FBI đã dành trọn nguồn lực để tìm ra những kẻ không tặc trước ngày định mệnh 11/9/2001. Và đang trỗi dậy lên câu hỏi nghi hoặc: Liệu al-Hazmi và al-Mihdhar và có thể những tên không tặc khác có từng làm việc cho CIA vào cái ngày 11/9 đó không? Động cơ thật sự của CIA có thể mãi là bí mật. Nhưng rõ ràng là Trạm Alec không muốn FBI biết đến các hoạt động tình báo bí mật của mình.
Một số nguồn tài liệu của Don Canestraro cho thấy CIA khá tuyệt vọng khi không thể thâm nhập vào Al-Qaeda, đã quyết định trao toàn quyền cho Trạm Alec tự tuyển người và gây áp lực buộc phải làm như vậy. Nhưng nếu đúng như vậy thì tại sao Langley lại từ chối cơ hội phái Aukai Collins xâm nhập bằng mạng lưới của Osama bin Laden ở Afghanistan? Không có thành viên nào của Trạm Alec bị trừng phạt vì bất kỳ “lỗi tình báo” nào đã khiến gây ra vụ 11/9. Đã không bị trách tội mà lại còn được khen thưởng. Richard Blee (trưởng Trạm Alec tại thời điểm xảy ra vụ tấn công) và người kế nhiệm Alfreda Frances Bikowsky (2 người này cùng tham gia vào bộ phận hoạt động chung của CIA) đã trở thành những nhân vật có ảnh hưởng cao trong cuộc chiến chống khủng bố. Bà Dina Corsi cũng được thăng chức Trợ lý giám đốc tình báo.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo quân đội Mỹ, thủ lĩnh IS bị tiêu diệt là kẻ chịu trách nhiệm lên kế hoạch tấn công khủng bố ở châu Âu.