Thêm một quốc gia NATO cam kết viện trợ “Rắn hổ lục” F-16 cho Ukraine

"Chúng tôi đang lên kế hoạch tặng tiêm kích F-16 của Na Uy cho Ukraine và sẽ cung cấp thêm thông tin về số lượng, thời gian chuyển giao vào thời điểm thích hợp", Thủ tướng Jonas Gahr Store nói.

Ngoài ta, vị lãnh đạo cũng tuyên bố sẽ viện trợ tên lửa phòng không cho Ukraine, khẳng định "phòng không rất quan trọng đối với khả năng của Ukraine trong việc bảo vệ dân thường cũng như cơ sở hạ tầng tiền tuyến, các đơn vị quân sự trước bất kỳ hình thức tấn công trên không nào của Nga”.

Thủ tướng Jonas Gahr Store nói sẽ viện trợ F-16 cho Ukraine. Ảnh: AP

Thủ tướng Jonas Gahr Store nói sẽ viện trợ F-16 cho Ukraine. Ảnh: AP

Phát biểu được đưa ra khi ông Gahr Store có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev nhân Ngày Độc lập của Ukraine. Vị lãnh đạo cho biết đã thông báo cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy về việc tài trợ máy bay và Na Uy sẽ thảo luận về số lượng cũng như lịch trình chuyển giao với Kiev và các nước đồng minh khác.

Trước đó, Na Uy thông báo sẵn sàng chuyển giao máy bay F-16 cho Ukraine, trong đó có 2 chiếc được sử dụng cho mục đích huấn luyện.

Na Uy sẽ là quốc gia châu Âu thứ ba sau Hà Lan và Đan Mạch cam kết viện trợ máy bay F-16 cho Ukraine. Phía Mỹ cũng đảm bảo sẽ nhanh chóng phê duyệt tất cả các yêu cầu chuyển giao F-16 của bên thứ ba cho Ukraine để nước này sẽ nhận được F-16 khi các phi công được đào tạo xong.

Cũng liên quan tới vấn đề này, ngày 24/8, Lầu Năm Góc thông báo họ sẽ sớm bắt đầu huấn luyện một số phi công Ukraine lái máy bay tiêm kích F-16 tại Mỹ.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Pat Ryder nêu rõ: "Những phi công này sẽ tiến hành khóa đào tạo tiếng Anh tại Căn cứ Không quân Lackland ở San Antonio, Texas vào tháng 9 trước khi tham gia khóa huấn luyện bay F-16 ở Arizona.

Ukraine từ lâu đã luôn mong muốn sở hữu máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất để giúp nước này chống lại ưu thế trên không của quân đội Nga. Trong khi đó, Nga cũng nhiều lần đưa ra cảnh báo về việc phương Tây chuyển giao máy bay chiến đấu cho Ukraine.

F-16 Fighting Falcon là máy bay chiến đấu phản lực đa năng do General Dynamics và Lockheed Martin chế tạo, được khai sinh bởi một chương trình nhằm tìm kiếm mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ, một người lái, một động cơ cho Không quân Mỹ đầu những năm 1970.

F-16 thường được gọi là "Rắn hổ lục", có chiều dài 15m, sải cánh: 9,96m, bán kính tác chiến khi mang đầy đủ vũ khí là 550km, tầm bay khoảng 4.200km khi mang bình xăng phụ. Tuy chỉ có một động cơ, nhưng máy bay có thể đạt vận tốc trên Mach 2, lấy độ cao 15.240m/phút - có khả năng đánh chặn tốt.

Tiêm kích này được trang bị 11 giá treo để mang vũ khí các loại như tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hải, nhiều loại bom dẫn đường thông minh khác, cùng một pháo Gatling 6 nòng cỡ nòng 20mm với cơ số đạn 511 viên để không chiến tầm gần. Tuy là tiêm kích hạng nhẹ nhưng tải trọng vũ khí của F-16 lên tới 7,7 tấn, vượt cả tiêm kích hạng nặng Su-27 của Nga, gần bằng Su-35 (8 tấn).

Các quốc gia mua F-16 còn tích hợp các thiết bị chuyên dùng cho các nhiệm vụ quân sự riêng biệt như thiết bị gây nhiễu điện tử (ECM), thiết bị dẫn bắn, cảm biến v.v… đảm bảo cho F-16 tiếp tục hiện diện trong môi trường không chiến với các đòi hỏi ngày càng cao.

Ukraine muốn nhận chiến đấu cơ F-16, Lầu Năm góc yêu cầu đáp ứng điều kiện

Ukraine phải đáp ứng một số “điều kiện nhất định” nếu muốn sở hữu chiến đấu cơ F-16, bà Sabrina Singh – Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc – cho hay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (AP) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN