Thế lực quân sự ở châu Phi cảnh báo sau khi ECOWAS chốt “ngày can thiệp” vào Niger
Algeria, quốc gia có lực lượng quân đội mạnh thứ hai ở châu Phi, đã đưa ra tuyên bố sau khi Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) ấn định “ngày can thiệp” vào Niger.
Xe tăng Algeria tham gia diễu binh nhân kỷ niệm 60 năm ngày độc lập khỏi Pháp.
Sau hai ngày nhóm họp ở Ghana, các lãnh đạo ECOWAS hôm 18/8 đã nhất trí “ngày can thiệp” vào Niger. Nhưng tuyên bố chính thức không cho biết cụ thể là ngày nào.
Cuộc họp tập trung vào các vấn đề hậu cần và chiến lược, trong khi ECOWAS vẫn khẳng định lựa chọn quân sự chỉ là giải pháp cuối cùng.
Một ngày sau tuyên bố của ECOWAS, Algeria, quốc gia Bắc Phi có chung đường biên giới phía bắc với Niger, đưa ra tuyên bố nói can thiệp quân sự là điều không phù hợp ở khu vực nói riêng và châu Phi nói chung.
Algeria tin tưởng chắc chắn rằng, các bên vẫn còn có thể đưa ra giải pháp chính trị chấm dứt khủng hoảng ở Niger. Algeria cho rằng, lịch sử cho thấy can thiệp quân sự sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề hơn là giải quyết vấn đề. Xung đột sẽ chỉ càng khiến khu vực chìm trong bất ổn.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Algeria cho biết: “Vào thời điểm một cuộc can thiệp quân sự ở Niger trở nên rõ ràng hơn, Algeria lấy làm tiếc một cách sâu sắc rằng giải pháp sử dụng vũ lực đang vượt lên trên những nỗ lực đàm phán hòa bình nhằm khôi phục trật tự hiến pháp và dân chủ ở quốc gia láng giềng”.
“Trước khi những hành động không thể đảo ngược diễn ra và trước khi khu vực bị cuốn vào vòng xoáy bạo lực mà hậu quả là điều không ai có thể lường trước, Algeria kêu gọi các bên kiềm chế, hành xử khôn ngoan, đặt ưu tiên hơn hết vào nỗ lực đàm phán để đảm bảo rằng Niger và các quốc gia trong khu vực thoát khỏi những mối đe dọa tiềm ẩn”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Algeria cho biết.
Algeria là quốc gia có lực lượng quân đội mạnh thứ hai ở châu Phi chỉ sau Ai Cập. Quốc gia được coi là thế lực ở châu Phi sở hữu 1.000 xe tăng, 133 máy bay chiến đấu, 48 tàu chiến và 6 tàu ngầm.
Tháng 9/2022, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đích thân tới Algeria trong nỗ lực hàn gắn quan hệ song phương sau một loạt căng thẳng liên quan đến các vấn đề lịch sử.
Gặp ông Macron, Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune khi đó nêu rõ: “Pháp cần quên đi việc Algeria từng là một thuộc địa của nước này”.
Trong trường hợp ECOWAS can thiệp quân sự, Pháp có thể sẽ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ nếu Algeria tuyên bố đóng không phận. Các máy bay quân sự Pháp cần được Algeria cho phép để bay qua không phận đến Niger.
Các lãnh đạo đảo chính ở Niger không có ý định hợp tác với tập đoàn quân sự tư nhân Wagner của Nga, Thủ tướng Niger do chính quyền quân sự bổ nhiệm, nói trên tờ New York...
Nguồn: [Link nguồn]