Thế lực có thể quyết định tình thế ở Myanmar sau đảo chính

Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 1.2, quân đội Myanmar đã bắt giữ một loạt các nhà lãnh đạo của Đảng Liên minh Dân chủ (NLD), dẫn đến hàng trăm ngàn người dân Myanmar đổ ra đường biểu tình.

Người dân Myanmar đổ ra đường biểu tình, yêu cầu quân đội trả tự do cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Người dân Myanmar đổ ra đường biểu tình, yêu cầu quân đội trả tự do cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Phong trào biểu tình quy mô lớn, chủ yếu tập hợp các thanh thiếu niên, có tác động sâu rộng đến đời sống xã hội ở Myanmar, làm tê liệt giao thông công cộng, theo tạp chí Nhật Bản Nikkei.

Chính quyền quân sự Myanmar đang hết sức cảnh giác về những diễn biến leo thang.  Quân đội thực hiện chiến lược chiến tranh tâm lý, ngăn chặn và dập tắt các cuộc biểu tình từ bên trong, hạn chế các phương tiện truyền thông và làm gián đoạn mạng xã hội.

Các cuộc biểu tình đã kéo dài suốt một tháng qua ở Myanmar và không thể tiếp diễn vĩnh viễn. Myanmar là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh từ đại dịch Covid-19, người dân không thể cứ ra đường biểu tình mà không đi làm. Phe quân đội hiểu rõ điều này nên tin rằng họ có thể dập tắt làn sóng phản đối.

Theo Nikkei, nhân tố quyết định đảo chính ở Myanmar thành hay bại nằm ở các cộng đồng người thiểu số sống rải rác trên khắp Myanmar.

Myanmar là quốc gia đa sắc tộc, với 130 nhóm dân tộc. Người Miến Điện chiếm dân số đông đảo nhất ở Myanmar sống tập trung ở vùng trung tâm dọc theo sông Irrawaddy, bao gồm quân đội và phe NLD.

Ngược lại, các cộng đồng người thiểu số sống rải rác vùng biên giới của đất nước. Một số cộng đồng thiểu số ủng hộ chính quyền trung ương, số khác thành lập các lực lượng vũ trang địa phương, chiến đấu với mong muốn độc lập. Nhiều cộng đồng thiểu số kiểm soát vùng lãnh thổ nằm ngoài phạm vi vươn tới của chính quyền trung ương.

Một tay súng của nhóm dân tộc thiểu số Karen ở Myanmar.

Một tay súng của nhóm dân tộc thiểu số Karen ở Myanmar.

Theo Nikkei, phe quân đội và đảng NLD đều cần sự ủng hộ của các cộng đồng người thiểu số. Phe quân đội nhận được sự ủng hộ đông đảo nhất từ cộng đồng người thiểu số ở bang Rakhine, phía tây Myanmar.

Ở phía bắc, các cộng đồng người thiểu số do Trung Quốc hậu thuẫn đang trong tình trạng xung đột với chính phủ. Phe NLD của bà Aung San Suu Kyi lại nhận các cộng đồng người thiểu số ở phía đông hậu thuẫn, bao gồm người Karen, Mon, Karenni và Shan.

“Cộng đồng người thiểu số ở Myanmar đang theo dõi các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự. Họ đang cân nhắc trong điều kiện nào thì sẽ quay trở lại đấu tranh vũ trang”, tác giả Philipp Annawitt viết.

Phe NLD ưu thế hơn trong việc thống nhất các cộng đồng người thiểu số, vì bà Suu Kyi đã thành lập được cơ quan hành chính cấp địa phương, che lấp khoảng trống mà chính quyền quân sự không làm được.

“Kêu gọi cộng đồng người thiểu số tham gia phong trào biểu tình, thành lập chính phủ thống nhất là chìa khóa để phe NLD có thể giành thắng lợi”, Maw Tun Aung, lãnh đạo Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ Shan, đảng dân tộc thiểu số lớn nhất ở Myanmar, nói. Ngược lại, phe quân đội cũng sẽ tìm cách để điều đó không xảy ra.

Tác giả Philipp Annawitt nhận định, sớm hay muộn, một chính phủ thống nhất dưới ngọn cờ của đảng NLD, nếu điều đó xảy ra, sẽ phải chuyển trụ sở hoạt động về phía đông nam Myanmar, nơi phe quân đội không thể vươn tới.

Một lãnh đạo phe dân tộc thiểu số ở vùng đông nam Myanmar nói: “Chúng tôi phản đối đảo chính, sẵn sàng hợp tác, nhưng vấn đề không chỉ là khôi phục chính quyền của bà Suu Kyi”.

Nếu phe quân đội và đảng NLD không thể giành lấy sự ủng hộ áp đảo từ các cộng đồng dân tộc thiểu số, Myanmar có thể sẽ chìm trong bất ổn trong một thời gian rất dài, tác giả Philipp Annawitt kết luận.

Quân đội Myanmar nói ”cứng” về các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây

Một quan chức hàng đầu của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo quân đội Myanmar về các lệnh trừng phạt của phương Tây và sự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NIkkei ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN