Thế giới đang nóng rực

Làn sóng nhiệt cao kỷ lục đang quét qua toàn bộ châu Âu và Bắc Mỹ, châu Á và nhiều nơi khác, với nhiệt độ cao chưa từng có lần lượt xuất hiện và được ghi nhận, báo hiệu một thế giới nóng rực đang dần hiện hữu.

Tại Mỹ, nhiệt độ tại Thung lũng chết (bang California) trong mấy ngày vừa qua đã đạt mức cao kỷ lục. Ngay tại Trung Quốc hôm 16/7, Cục Khí tượng Trung Quốc (CMA) cho biết nhiệt độ đo được tại thị trấn Tam Bảo trong vùng Lòng chảo Turpan là 52,2 độ C, phá kỷ lục trước đó là 50,6 độ C, được thiết lập vào tháng 7/2017. Thị trấn Tam Bảo nằm ở ngoại ô thành phố Turpan, nơi mà theo CMA, nhiệt độ mặt đất đo được 80 độ C vào lúc cao điểm.

Những khu vực rộng lớn ở châu Á, châu Âu và Mỹ đã phải hứng chịu những đợt nắng nóng khắc nghiệt trong những tuần gần đây, và các nhà khoa học cho rằng tình trạng này đang trở nên trầm trọng hơn do khủng hoảng khí hậu.

Một người đàn ông phải dùng vòi nước để giải nhiệt ngoài trời vào ngày 11/7/2023 tại Tempio Pausania, Italy.

Một người đàn ông phải dùng vòi nước để giải nhiệt ngoài trời vào ngày 11/7/2023 tại Tempio Pausania, Italy.

Nắng nóng như thiêu đốt đã tấn công một số quốc gia. Nhiệt độ đạt 42 độ C ở Athens vào ngày 15/7, 41 độ C ở Seville vào ngày 17/7 và 40 độ C ở Rome vào ngày 18/7. Các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin về việc khách du lịch ngã quỵ ở Hy Lạp và Italy trong hai ngày 18 và 19/7; trong khi đó tại thành phố Lodi, gần Milan, một công nhân làm việc ngoài trời đã tử vong.

Một khu vực áp cao được đặt tên là Cerberus - theo tên con chó ba đầu trong thần thoại Hy Lạp - đã mang không khí nóng từ châu Phi đến châu Âu. Không khí ấm, chứa nhiều độ ẩm hơn không khí lạnh, có thể dẫn đến tình trạng nóng và khô ở một số khu vực, mưa lớn và lũ quét ở những khu vực khác.

Hành tinh xanh đã nóng lên 1,2 độ C kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp do các loại khí giữ nhiệt do nhiên liệu hóa thạch thải ra và sự tàn phá thiên nhiên. Ở châu Âu, nhiệt độ đã tăng nhanh gần gấp đôi. Hiện tượng thời tiết El Nino đã quay trở lại sau 3 năm gián đoạn, dự kiến sẽ đẩy nhiệt độ lên cao hơn nữa trong năm nay. Những ngày đầu của tháng 7 là thời điểm nóng nhất mà các nhà khoa học từng ghi nhận.

Ông Alvaro Silva từ Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết khí hậu ấm lên khiến những hiện tượng cực đoan này trở nên mạnh mẽ và phổ biến hơn. “Đến năm 2050, khoảng một nửa dân số châu Âu có thể phải đối mặt với nguy cơ cao hoặc rất cao bị sốc nhiệt vào mùa hè”.

Quy mô của những hậu quả mà cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra chỉ có thể được đánh giá sau khi một sự kiện thời tiết cực đoan kết thúc. Một nghiên cứu từ tổ chức World Weather Attribution vào tháng 5/2023 cho thấy sự cố khí hậu khiến nhiệt độ nóng vào tháng trước ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Morocco và Algeria có khả năng cao hơn nhiều.

Du khách đến châu âu được khuyến cáo hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm nóng trong ngày để tránh bị sốc nhiệt.

Du khách đến châu âu được khuyến cáo hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm nóng trong ngày để tránh bị sốc nhiệt.

Tại châu Âu, các cảnh báo về sức khỏe đã được đưa ra tại nhiều nước ở miền Nam châu Âu khi nhiệt độ lên cao kỷ lục. Trên khắp lục địa này, các bác sĩ, nhà khoa học và quan chức đã khuyến cáo người dân cẩn thận hơn khi trời nóng. Tại Tây Ban Nha, Hội Chữ thập đỏ yêu cầu những người ở gần đám cháy rừng ở trong nhà và đóng cửa sổ. Ở Hy Lạp, các tình nguyện viên đã phát chai nước tại các địa điểm du lịch và chính quyền đã thực hiện một bước bất thường là tạm thời đóng cửa khu du lịch Acropolis trong thời gian ngắn để “bảo vệ” du khách.

Quyết định đóng cửa khu du lịch hàng đầu của đất nước trong 5 giờ kể từ giữa trưa được đưa ra khi chính phủ Hy Lạp công bố các biện pháp dự phòng để đối phó với nhiệt độ khắc nghiệt. Lần đầu tiên lệnh cấm được áp dụng đối với những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng và giao hàng trong những giờ nóng nhất trong ngày. Ở Athens, nơi các khu vực đô thị giữ nhiệt độ cao ngay cả vào ban đêm, nhân viên trong khu vực công và tư nhân được khuyến khích làm việc từ xa. Gió mang lại rất ít hy vọng về thời gian nghỉ ngơi khi đám cháy rừng đầu tiên trong số nhiều đám cháy rừng đáng sợ bùng phát trên đảo Naxos.

Nhiệt độ cao, kéo dài trên nhiều vùng của châu Âu được cho là gây ra bởi một “vòm nhiệt” - được tạo ra khi một khu vực có áp suất cao ở cùng một vị trí trong một khoảng thời gian dài, giữ không khí nóng bên dưới.

Nhiệt độ rất cao ở miền trung và miền nam nước Italy được đo sau khi thủ đô Rome chứng kiến nhiệt độ kỷ lục từ 40 đến 45 độ C. Bộ Y tế Italy đã đưa ra cảnh báo đỏ (có nghĩa là “nguy cơ tử vong”) tại 27 thành phố, bao gồm cả Rome, Florence và Bologna.

Sóng nhiệt là một trong những mối nguy hiểm tự nhiên nguy hiểm nhất. Lời cảnh báo được đưa ra sau một báo cáo được công bố trên tạp chí Nature vào ngày 10/7 cho thấy đợt nắng nóng năm ngoái đã giết chết 61.672 người ở châu Âu. Theo báo cáo, Italy có tỷ lệ tử vong cao nhất với khoảng 18.000 ca tử vong do nắng nóng vào năm ngoái. Nhiệt độ quá cao ở nước này dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa khi Cerberus được thay thế bằng một mặt trận mới tên là Charon, một nhân vật Hy Lạp khác đã đưa người chết ra khỏi cổng địa ngục.

Chính phủ Italy thậm chí đã đưa ra dự báo nhiệt độ có thể tiếp cận kỷ lục 48,8 độ C về nhiệt độ cao nhất trong lịch sử châu Âu, được thiết lập trên đảo Sicily vào ngày 11/8/2021.

Nguồn: [Link nguồn]

Nắng nóng bất thường thiêu đốt Mỹ, châu Âu, Trung Quốc

Mùa hè vừa bắt đầu ở Bắc bán cầu, nhưng một đợt sóng nhiệt khủng khiếp đang bao trùm nhiều khu vực của châu Âu, Trung Quốc và Mỹ. Mức nhiệt cao kỷ lục dự kiến xuất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Châu (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN