Thế giới chạm mốc đau thương

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Số người chết vì COVID-19 trên toàn cầu đã vượt mốc 4 triệu người khi cuộc khủng hoảng đang trở thành nỗ lực chạy đua giữa tiêm vắc-xin và biến thể Delta nguy hiểm.

Một phụ nữ ngã quỵ khi mất người thân vì COVID-19 ở Ấn Độ. (Ảnh: (AP)

Một phụ nữ ngã quỵ khi mất người thân vì COVID-19 ở Ấn Độ. (Ảnh: (AP)

Tổng số người chết trong một năm rưỡi qua được ĐH Johns Hopkins (Mỹ) tổng hợp dựa trên thống kê chính thức. Con số này tương đương tổng người chết trong tất cả các cuộc chiến tranh của thế giới kể từ năm 1982, theo ước tính của Viện Nghiên cứu hoà bình Oslo. Tuy nhiên, đó có thể chưa phải con số chính xác, vì nhiều trường hợp chết vì COVID-19 nhưng không được đưa vào thống kê.

Nhờ vắc-xin, số người chết mỗi ngày đã giảm xuống quanh mức 7.900 mỗi ngày, sau khi đạt đỉnh hơn 18.000 hồi tháng 1.

Nhưng trong những tuần gần đây, biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ đang gây báo động khắp thế giới khi nó lây lan nhanh cả ở những nước được coi là bài học thành công về tiêm chủng như Mỹ, Anh và Israel.

Tại Anh, số ca mắc trong tuần này đã lên hơn 30.000, lần đầu tiên kể từ tháng 1, dù chính phủ đang chuẩn bị dỡ tất cả các biện pháp hạn chế còn lại để “giải phóng” người dân từ cuối tháng này.

Nhiều quốc gia khác đã tái áp dụng biện pháp hạn chế, trong lúc chính quyền vội vã tăng tốc tiêm chủng.

Thảm hoạ cũng tiếp tục phơi bày khoảng cách giàu nghèo, khi châu Phi và những góc nghèo khó khác của thế giới mới chỉ khởi động chương trình tiêm phòng. Mỹ và các nước giàu có khác đã cam kết chia sẻ ít nhất 1 tỷ liều vắc-xin cho những nước khan hiếm.

Mỹ vẫn là nước có nhiều người chết vì COVID-19 nhất, với tổng số hơn 600.000 trường hợp, theo sau là Brazil với hơn 520.000. Con số thực tế ở Brazil được cho là cao hơn nhiều khi chính quyền của Tổng thống Jair Bolsonaro luôn hạ thấp tính nghiêm trọng của đại dịch.

Các biến thể mới, sự tiếp cận vắc-xin ngừa COVID-19 không bình đồng đều và việc nới lỏng phòng ngừa ở các nước giàu có trở thành “sự kết hợp độc hại rất nguy hiểm”, bà Ann Lindstrand, quan chức hàng đầu về tiêm chủng tại Tổ chức Y tế thế giới, cảnh báo.

Thay vì coi cuộc khủng hoảng là vấn đề của mình và quốc gia mình, “chúng ta cần nghiêm túc coi đây là vấn đề của toàn thế giới và cần những giải pháp toàn cầu”, bà nói.  

Báo Anh: Sống chung với Covid-19 không giống như cúm mùa

Giới chức Anh gần đây tuyên bố nước này gần như chắc chắn sẽ dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch Covid-19 trong tháng này,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN