Thấy gì khi TQ tuyên bố Eo biển Đài Loan không phải vùng biển quốc tế?

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Thời gian gần đây, Trung Quốc liên tiếp tuyên bố Eo biển Đài Loan không phải vùng biển quốc tế, khác với những tuyên bố từng đưa ra 5 năm trước.

Phát ngôn trái ngược

Đây là nhận định của hãng tin Bloomberg trong một bài viết đăng tải ngày 14/6, dẫn một nguồn tin thân cận hiểu rõ về sự thay đổi quan điểm của Trung Quốc cho biết, vài tháng gần đây, giới chức nước này nhiều lần đưa ra các bình luận như vậy trong các cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ.

Cách đây 1 ngày, trong cuộc họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân một lần nữa khẳng định Trung Quốc có chủ quyền trên Eo biển Đài Loan đồng thời bác bỏ những tuyên bố của Mỹ rằng Eo biển này bao gồm các vùng biển quốc tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh Eo biển nằm trong lãnh hải và Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Trung Quốc, được Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và luật pháp Trung Quốc công nhận.

Ông nói: "Trung Quốc có chủ quyền và quyền tài phán đối với Eo biển Đài Loan, trong khi tôn trọng quyền hợp pháp của các nước ở những vùng biển liên quan. Không có cái gọi là 'vùng biển quốc tế' trong UNCLOS. Một số quốc gia tuyên bố Eo biển Đài Loan là vùng biển quốc tế nhằm mục đích thao túng vấn đề Đài Loan và đe dọa chủ quyền-an ninh của Trung Quốc".

Song Bloomberg chỉ ra, năm 2017, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin) từng khẳng định: “Eo biển Đài Loan là tuyến đường biển quốc tế giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục”.

Mỹ thường xuyên điều tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. Ảnh - Hải quân Mỹ.

Mỹ thường xuyên điều tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. Ảnh - Hải quân Mỹ.

Song, nhiều chuyên gia như Giáo sư Donald Rothwell công tác tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Australia cho rằng, khả năng Mỹ sẽ phớt lờ những tuyên bố mới của Trung Quốc.

Mỹ và các đồng minh cho rằng phần lớn Eo biển Đài Loan là vùng biển quốc tế. Họ thường xuyên đưa tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan để thực hiện quyền tự do hàng hải.

Các tàu chiến của Mỹ thường xuyên đi qua Eo biển Đài Loan với tần suất nhiều lần/năm. Còn tại Biển Đông và Hoa Đông, tần suất trung bình khoảng 1 tháng/lần, tính trong năm 2021. Riêng từ đầu năm tới nay, Hải quân Mỹ đã thực hiện ít nhất 3 lần như vậy.

Theo ông, cách Trung Quốc phản ứng như thế nào mới là quan trọng. "Nếu nhìn lại căng thẳng trong thời gian Chiến tranh Lạnh, bạn sẽ thấy đã có rất nhiều vụ đối đầu giữa các tàu chiến. Tuy những sự việc giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết không dẫn đến xung đột nhưng làm dấy lên nhiều quan ngại khả năng đôi bên có thể tính toán sai lầm" – ông Rothwell nói.

Trung Quốc muốn ngăn chặn quốc tế hóa vấn đề Đài Loan

Ông Bec Strating – Phó Giáo sư Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học La Trobe ở Melbourne, Australia từng nghiên cứu và có nhiều bài viết về vấn đề này cho biết, vì Trung Quốc không có phát ngôn rõ ràng nên rất khó để đánh giá giới chức nước này đang muốn tái định nghĩa hiện trạng Eo biển Đài Loan đến đâu.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), trong đó Trung Quốc đã phê chuẩn còn Mỹ thì chưa, các quốc gia được hưởng vùng lãnh hải trải dài 12 hải lý tính từ bờ biển của nước đó. Các nước cũng có thể được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế khoảng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Còn xa hơn đó là hải phận quốc tế.

Kể cả Trung Quốc sử dụng cùng cụm từ hợp pháp tương tự như các quốc gia khác, vẫn có những nguy hiểm tiềm ẩn vì họ không giải thích các quyền liên quan giống như cách của Mỹ và các đồng minh.

Trung Quốc đang tìm cách khoanh vùng những gì quân đội có thể thực hiện trong khu vực mà họ tuyên bố là EEZ; còn Mỹ và đồng minh lại giải thích theo hướng dự do hơn.

Tất cả càng phức tạp khi thực tế Mỹ không phải là một thành viên của UNCLOS vì rất khó để có thể thông qua những công ước như vậy tại Quốc hội Mỹ.

Lập trường của Mỹ đó là công ước này phản ánh luật pháp quốc tế - đây vốn là một cơ sở khác để tuyên bố các quyền kể trên.

Kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine, ngày càng có nhiều quan ngại trong khu vực châu Á về khả năng Trung Quốc có hành động tương tự với Đài Loan – hòn đảo có 23 triệu dân và đi đầu trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn. Trung Quốc coi Đài Loan là một phần của nước này, chờ thống nhất.

Ông Wen-Ti Sung, một giảng viên công tác tại trường Đại học Quốc gia Australia đang nghiên cứu về Đài Loan nhận định, thông điệp trên của Trung Quốc nhiều khả năng là cách nước này phản ứng trước xu hướng nhiều quốc gia đang tăng cường công khai đề cập đến tầm quan trọng của an ninh trên Eo biển Đài Loan tại các cuộc họp quốc tế.

Mới nhất, vấn đề này lần đầu tiên được xuất hiện trong cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Ông Wen nói: “Không có khả năng Trung Quốc đối đầu bạo lực với các tàu thuyền đi qua Eo biển Đài Loan vì như vậy nguy cơ leo thang xung đột là cực kỳ cao. Mục đích chính của nước này là ngăn chặn điều mà họ cho là tình trạng quốc tế hóa vấn đề Đài Loan”.

Đài Loan nói gì sau tuyên bố ‘chiến đấu đến cùng’ của TQ đề để ngăn lãnh thổ này độc lập?

Trước cảnh báo “chiến đấu đến cùng” để ngăn Đài Loan độc lập của Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, Đài Loan nói sẵn sàng đối thoại thiện chí với Trung Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trang Trần (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN