Thất bại thảm hại của Mỹ đằng sau con số 52 mục tiêu ông Trump dọa tấn công ở Iran

Ông Trump hôm 4.1 nói quân đội Mỹ đã xác định 52 mục tiêu quan trọng ở Iran và sẵn sàng giáng đòn tấn công “nhanh và dữ dội” nếu Iran phản ứng sau vụ sát hại tướng Qasem Soleimani.

Ông Trump cảnh báo nhắm đến 52 mục tiêu ở Iran.

Ông Trump cảnh báo nhắm đến 52 mục tiêu ở Iran.

“Nếu Iran tấn công bất kỳ người Mỹ hoặc tài sản nào của người Mỹ, chúng tôi nhắm vào 52 địa điểm của Iran", ông Trump viết trên mạng xã hội. "Một số mục tiêu có cấp độ rất cao và quan trọng đối với Iran cũng như nền văn hóa nước này. Những mục tiêu đó và cả Iran sẽ bị tấn công rất nhanh và khốc liệt. Mỹ không muốn có thêm mối đe dọa nào nữa".

Các tờ báo Mỹ sau đó giải thích con số 52 mà ông Trump nhắc đến chính là 52 con tin người Mỹ đã bị Iran giam giữ tại đại sứ quán Mỹ ở Tehran năm 1979. Dường như ông Trump muốn gợi nhớ lại sự kiện khủng hoảng con tin năm xưa dưới thời Tổng thống Mỹ Jimmy Carter.

Trong sự kiện đó, sứ mệnh giải cứu con tin của đặc nhiệm Mỹ thất bại thảm hại, khiến ông Carter phải lên tiếng xin lỗi công chúng. Đồng thời, ông Carter cũng đánh mất sự ủng hộ của cử tri để tái đắc cử.

Đámn đông sinh viên phẫn nộ trèo vào bên trong Đại sứ quán Mỹ.

Đámn đông sinh viên phẫn nộ trèo vào bên trong Đại sứ quán Mỹ.

Sau cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, chính quyền quân chủ Iran thân Mỹ bị lật đổ, Giáo chủ Ruhollah Khomeini lên nắm quyền, đưa đất nước Iran bước vào giai đoạn đối đầu với Mỹ.

Tháng 10.1979, Tổng thống Mỹ khi đó là Jimmy Carter đã đồng ý để vua Shah sống lưu vong, chuyển đến Mỹ để chữa bệnh. Quyết định này của ông Carter mang ý nhân đạo nhiều hơn là chính trị, nhưng được coi như “đổ dầu vào lửa” đối với làn sóng chống Mỹ ở Iran.

Ngày 4.11.1979, ngay sau khi vua Shah bị phế truất đặt chân đến New York, một nhóm các sinh viên Iran tràn vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran để thể hiện sự phản đối, bắt và giam giữ 66 con tin ngay tại đó, chủ yếu là các nhà ngoại giao và nhân viên. Những người không mang quốc tịch Mỹ dần dần được trả tự do. Đến giữa năm 1980, vẫn còn 52 con tin người Mỹ bị giam giữ.

Trước đó, Mỹ không lường trước phong trào chống Mỹ sau Cách mạng Hồi giáo ở Iran nên vẫn mở cửa hoạt động Đại sứ quán ở Tehran và kết quả là vụ bắt con tin xảy ra.

52 con tin người Mỹ bị giam giữ suốt 444 ngày.

52 con tin người Mỹ bị giam giữ suốt 444 ngày.

Ngày 16.4-1980, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ thông qua kế hoạch giải cứu con tin. Tối hôm đó, Tổng thống Jimmy Carter phê chuẩn kế hoạch. 

Theo kế hoạch, 8 trực thăng chở đặc nhiệm Delta Force đến địa điểm ẩn náu cách Tehran khoảng 80km. Các đặc nhiệm sẽ ngồi trong xe do các điệp viên CIA cài cắm ở Iran dẫn đường tiến về Đại sứ quán Mỹ. 

Một tổ biệt kích sẽ đến trụ sở Bộ Ngoại giao Iran giải cứu ba con tin Mỹ. Các đặc nhiệm Mỹ được yêu cầu hành động nhanh lẹ, vô hiệu hóa những kẻ bên trong Đại sứ quán rồi đưa con tin về một căn cứ không quân bỏ hoang cách Tehran 80km. Các trực thăng sẽ bị phá hủy tại đây. Máy bay vận tải chiến lược C-141 sẽ bay từ Ả Rập Saudi đến đưa toàn bộ lực lượng về Ai Cập.

Trên thực tế, chiến dịch giải cứu diễn ra không như kế hoạch. 8 trực thăng được ấn định đến địa điểm tập kết nhưng 2 chiếc gặp trục trặc nên chỉ còn 6. Lực lượng giải cứu đã thiết lập hàng rào an ninh nhưng một xe buýt Iran chở hành khách chạy vào và bị giữ lại. Một xe tải chở xăng dầu không dừng lại đã bị bắn hạ. 

Người Iran đến xem trực thăng Mỹ bỏ lại trong chiến dịch giải cứu bất thành.

Người Iran đến xem trực thăng Mỹ bỏ lại trong chiến dịch giải cứu bất thành.

Lúc đó, hệ thống bơm thủy lực của trực thăng số 2 bị trục trặc nhưng không thể sửa được nên chỉ còn lại 5 trực thăng. Chỉ huy chiến dịch điện về báo cáo tình hình và đề nghị hủy bỏ chiến dịch và được Tổng thống Jimmy Carter phê chuẩn.

Trong lúc rút khỏi Iran, một trực thăng va chạm với máy bay C-130 tiếp nhiên liệu khiến 8 người chết. Đặc nhiệm Mỹ rời đi cũng quên không hủy dữ liệu trên trực thăng. Kết quả là Iran thu thập được toàn bộ thông tin ngay sau đó.

Với việc chiến dịch giải cứu thất bại, Tổng thống Jimmy Carter không đắc cử nhiệm kỳ 2 vào năm 1980 nên các kế hoạch giải cứu con tin sau này đều bị hủy bỏ. Tháng 1.1981, Mỹ buộc phải ký thỏa thuận cam kết không can thiệp vào tình hình nội bộ Iran, dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận, ngừng đóng băng tài sản Iran, xóa nợ Iran đối với các tổ chức Mỹ và không đưa vấn đề tài sản của vua Shah vào nguyên tắc miễn trừ.

52 con tin Mỹ cuối cùng đã bị giam giữ suốt 444 ngày mới được trả tự do. Điều này phủ bóng đen khó phai trong lịch sử Mỹ, mở đầu giai đoạn căng thẳng Mỹ-Iran đến tận ngày nay.

Dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Washington đã thể hiện lập trường cứng rắn, không nhân nhượng với Tehran. Ngay khi đại sứ quán và căn cứ Mỹ ở Iraq bị tấn công, ông Trump đã ra lệnh tiêu diệt thiếu tướng Iran Qasem Suleimani như một biện pháp trả đũa và ngăn không cho các hành động tương tự lặp lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Iran: Kêu gọi tấn công ngay trên đất Mỹ, cho nổ tung Nhà Trắng

Quan tài chở thi thể thiếu tướng Qasem Soleimani phủ quốc kỳ Iran, được đưa về thành phố Ahvaz hôm 5.1 trong bối cảnh dư...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Căng thẳng Mỹ - Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN