Thành phố TQ đang sầm uất, bỗng dưng như “thị trấn ma” vì thương chiến với Mỹ

Nhìn ra ngoài nhà hàng nhỏ ở thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, chủ cửa hàng Li Bing nhớ về những ngày tháng đông kín khách từ một nhà máy gần đó.

Chiến tranh thương mại tác động tiêu cực đến thành phố phụ thuộc vào nhà máy Samsung ở Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại tác động tiêu cực đến thành phố phụ thuộc vào nhà máy Samsung ở Trung Quốc.

Ngày nay, những gì còn lại chỉ là dãy bàn trống. Hoạt động kinh doanh đã đình trệ được gần hai tháng. Lý do là vì Samsung đã đóng cửa nhà máy sản xuất quy mô lớn ở thành phố - nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng của Samsung ở Trung Quốc, theo SCMP.

Nhà hàng của Li từng được hưởng lợi từ hàng ngàn công nhân làm việc tại nhà máy Samsung, trong cơ sở rộng 120.000km2. Nhưng giờ đây, Samsung đã dời nhà máy sang Việt Nam và Ấn Độ, là phản ứng trực tiếp từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

“Trước khi Samsung đóng cửa nhà máy, chúng tôi kiếm được hàng tháng khoảng gần 10.000 USD. Khách hàng chủ yếu là nhân viên và nhà cung cấp của Samsung. Doanh thu đã giảm sút nặng nề, chỉ còn vài chục USD mỗi ngày”, Li nói.

Kết quả là 60% cửa hàng kinh doanh khác ở thành phố đã đóng cửa và con số này sẽ còn tiếp tục tăng trong vài tuần tới, nếu tình hình không thay đổi.

Những tác động tiêu cực từ việc Samsung rời đi lan rộng tới khu cực cách Huệ Châu khoảng 100km về phía tây. Đây là nơi làm việc của hàng ngàn công nhân thuộc Tập đoàn Janus Intelligent Group. Tập đoàn này cung cấp một lượng lớn nguyên vật liệu cho Samsung.

60% các cửa hàng nằm gần nhà máy Samsung đã đóng cửa.

60% các cửa hàng nằm gần nhà máy Samsung đã đóng cửa.

“Samsung không còn đặt hàng nữa nên nhà máy gần như đóng băng. Từ đầu tháng 12, các công nhân chỉ còn biết ngồi chơi”, một lãnh đạo tập đoàn nói. Ước tính 2/3 số công nhân ở nhà máy đã nhận được thông báo không cần phải đi làm, thậm chí là nên tìm việc khác.

Trở lại Huệ Châu, chính quyền địa phương hiện chưa đưa ra phương án thay thế cho những khu nhà máy bỏ hoang.

"Sức tiêu dùng ở địa phương đang chết dần chết mòn và tình hình ngày càng tồi tệ. Doanh thu từ cửa hàng của tôi hiện đã giảm ít nhất 80% so với hồi tháng 8. Đa phần công nhân rời đi vào tháng 9", Li Hua, một chủ cửa hàng bách hóa nói. "Mọi cửa hàng ở đây, từ hàng thuốc tới siêu thị, nhà hàng, bách hóa, internet cà phê, căn hộ cho thuê, khách sạn, đều phụ thuộc vào nhu cầu của công nhân làm việc cho Samsung”.

Nhà máy Samsung ở Huệ Châu thành lập vào tháng 8.1992, 4 ngày trước khi Bắc Kinh và Seoul thiết lập quan hệ ngoại giao. Khi đó, Samsung kí một hợp đồng liên doanh với chính quyền địa phương. Nhà máy tồn tại gần 30 năm nên có ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống của người dân Huệ Châu.

Nhà máy được thành lập vào năm 1992, ngay trước khi Trung Quốc và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhà máy được thành lập vào năm 1992, ngay trước khi Trung Quốc và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao.

Huang Fumin, một quản lí môi giới bất động sản, chia sẻ: "Có khoảng 100 căn nhà, cao từ 6 tới 7 tầng, rộng khoảng 1.000 m2 trong khu tổ hợp Jinxinda, đa phần từng được cho công nhân Samsung thuê. Nhà máy Samsung vừa đóng cửa, giá nhà lập tức giảm mạnh”.

“Trước đây, các khu nhà dân này lúc nào cũng chật kín người. Dù tối muộn đến đâu cũng có nhiều công nhân trẻ đến và đi, ăn đêm ở nhà hàng, chơi game online ở các quán internet. Giờ đây, khu vực này trông như một thị trấn ma vì hầu như toàn bộ nhà cửa đề bỏ hoang".

Nhà hàng của Li và các cửa hàng khác đang đứng trước nguy cơ đóng cửa. “Chúng tôi hi vọng chính quyền địa phương có thể thu hút đầu tư, đưa doanh nghiệp mới đến mở nhà máy, để chúng tôi có thể tiếp tục cuộc sống”, Li nói.

Một chủ cửa hàng khác cũng rất mong các nhà xưởng mới mọc lên, dù chỉ có 1.000 hay 2.000 công nhân. “Cơ sở kinh doanh của tôi đang chết dần và không thể đợi thêm được nữa", người này nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc cạn tiền đầu tư, chiến lược lớn của ông Tập bị đuối?

Tốc độ phát triển của Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc đang chậm lại rõ rệt trong 18 tháng qua, tốc độ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN