Thành phố tối mật từng bị thảm họa hạt nhân kiểu Chernobyl thời Liên Xô
Không nhiều người biết về thành phố tối mật, nơi sản sinh ra chương trình vũ khí hạt nhân thời Liên Xô.
Các nhà máy hạt nhân tạo ra nhiều rủi ro không thể lường trước.
Theo Daily Star, series phim tài liệu về thảm họa hạt nhân Chernobyl của kênh HBO đang thu hút sự chú ý đặc biệt. Nhưng không nhiều người biết về một thảm họa hạt nhân khác gần “thành phố số 40”.
Ozyorsk, hay còn gọi là “thành phố số 40”, được xây dựng hoàn toàn bí mật xung quanh nhà máy hạt nhân Mayak vào năm 1946 ở Liên Xô.
Giống như Chernobyl, “thành phố số 40” được thiết kế làm nơi ở cho các nhà khoa học hạt nhân, đóng vai trò không nhỏ trong việc phát triển vũ khí hạt nhân.
Một khung cảnh hiếm hoi chụp bên trong "thành phố số 40".
Cuối những năm 1940, những người sống ở Ozyork bắt đầu bị phơi nhiễm phóng xạ từ nguồn plutonium gần đó.
Tình hình trở nên tồi tệ, biến thành thảm họa hạt nhân cấp độ 6 vào năm 1957, hay còn được biết đến với tên gọi thảm họa Kyshtym.
Đó là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trước Chernobyl và thế giới ở thời điểm đó hầu như không được biết đến.
Lối vào "thành phố số 40" có biển cảnh báo không xâm phạm.
Thành phố bị sơ tán hoàn toàn trong hai năm, với nguy cơ hàng ngàn người bị phơi nhiễm phóng xạ. Ở ngoại ô Ozyork khi đó, người ta dựng nên tấm biển “cấm xâm phạm”.
Thành phố này từng được nhắn đến trong bộ phim tài liệu của Samira Goetschel vào năm 2016. Dưới ống kính của Goetschel, “thành phố số 40” ngày nay đã hoàn toàn bị bỏ hoang.
Hồ Irtyash gần đó bị ô nhiễm nặng nên còn được gọi là “hồ tử thần”.
Liên Xô từng triển khai hệ thống vệ tinh, chuyên phát hiện dấu hiệu phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa từ Mỹ, và...