Thành phố cổ bỏ hoang rộng hơn Paris, London ở Mỹ

Cahokia lớn hơn cả Paris và bị bỏ hoang trong tình trạng nguyên vẹn.

Thành phố cổ bỏ hoang rộng hơn Paris, London ở Mỹ - 1
Dựng lại mô hình thành phố 

Cả ngàn năm trước, những kim tự tháp lớn đã được xây lên ở phía nam bang Illinois (Mỹ). Khối kiến trúc hiện đại này trải dài từ đầm lầy sông Missisippi tới khu làng nhỏ sâu trong đất liền. Thịnh vượng từ những năm 900, tiếng tăm của thành phố bắt đầu lan rộng. Rất nhiều người tới đây để tham dự các lễ hội và quyết định ở lại đó.

Ở đỉnh cao của thành phố, năm 1050, dân số ở đây lên tới 30.000 người. Đây là thành phố lớn nhất thời xưa từng tồn tại, với quy mô vượt xa Paris hay London.

Công trình tiêu biểu nhất là Tháp Tu sĩ, trung tâm thành phố, cao 30m với ba tầng. Tiếng người nói ở tầng cao nhất có thể vang vọng toàn bộ khu vực. Xa xa phía tây là vòng tròn các cột gỗ lớn được gọi là Woodhenge (tương đương Stonehenge bằng đá), dùng để đo thời gian các mùa trong năm dựa trên vị trí mặt trời.

Thành phố cổ bỏ hoang rộng hơn Paris, London ở Mỹ - 2
Trung tâm thành phố 

Dù phát triển tới vậy, nhưng tên thành phố bị lãng quên nhanh chóng. Văn hóa tại đây chỉ được gọi đơn giản là Mississippian.

Khi người châu Âu khám phá ra Illinois vào thế kỷ 17, thành phố này đã bị bỏ hoang hàng trăm năm. Khu vực này khi đó đã được bộ lạc Cahokia chiếm đóng và người châu Âu quyết định lấy cái tên này, dù người Cahokia không có liên hệ gì với nền văn minh xưa kia.

Thành phố cổ bỏ hoang rộng hơn Paris, London ở Mỹ - 3
Khu vực đền tu sĩ thời hiện đại chỉ còn là quả đồi nhỏ 

Tới năm 1400 toàn bộ cư dân Cahokia biến mất, để lại thành phố rỗng không. Để khám phá bí ẩn, nhóm khảo cổ gồm tiến sĩ Sarah Baires từ ĐH Đông Connecticut và Melissa Baltus từ ĐH Toledo đã bóc tách từng lớp đất đá và tìm thấy được móng nhà, hố rác và mổ mả.

Tập trung bóc tách phía tây nam Đền Tu sĩ, nhóm khảo cổ hiểu rằng đây không phải là di tích thông thường, Nơi đây đầy những vật dụng và cả hài cốt được dùng trong tế lễ, cùng bằng chứng về sự sụp đổ của thành phố trong những năm cuối cùng tồn tại.

Thành phố cổ bỏ hoang rộng hơn Paris, London ở Mỹ - 4
Chén uống dùng trong tế lễ 

Trong khu đất rộng 8.9km2  có sức hấp dẫn đặc biệt với giới khoa học. Tại đây, người ta đã tìm thấy được một vật đựng bằng gốm hình tam giác, đựng thứ thức uống cacao chứa caffeine để tạo ảo giác trong các nghi lễ. Toàn bộ thành phố được bao quanh bởi những hào nhỏ. Gò được đắp lên với đường dẫn vào phía trong, nơi từng tổ chức không dưới 2 lần tế lễ.

Nhà đắp đất là truyền thống cổ tại Bắc Mỹ, trước Cahokia cả nghìn năm. Nhóm cư dân đầu tiên thực hiện công trình kiểu này là ở Louisiana 5.500 năm trước mà giờ vẫn còn dấu tích. Người Cahokia hẳn đã biết tới những địa điểm trên và muốn nhanh chóng tạo ra các đình đền và nhà cửa theo kiểu tương tự.

Chỉ có điều tại Cahokia các nhà này được xây đè lên kiểu nhà du mục cũ. Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể là do sự kiện thiên văn năm 1054, khi một vụ nổ siêu tân tinh chiếu sáng bầu trời suốt nhiều ngày đêm. Các lãnh đạo tôn giáo có thể đã quyết định rằng đây là lúc để chuyển đổi cấu trúc thành phố.

Thành phố cổ bỏ hoang rộng hơn Paris, London ở Mỹ - 5
Vật dụng dần lộ ra dưới lớp đất 

 Ngoài ra, hệ thống “chính phủ” ở đây cũng không phải là một người nắm quyền lực cao nhất mà là nhiều người lãnh đạo các nhóm nhỏ, thực hiện trồng trọt và cầy cấy. Nhà cửa của người Cahokia được trang trí đầy màu sắc với thảm, chi tiết chạm khắc bằng thạch cao, cùng các phụ kiện như lông thú, lông vũ, hạt. Người dân cũng đã bắt đầu xăm mình để làm đẹp.

Sau này, thành phố gặp nhiều bất ổn. Đầu tiên là một bức tường được xây bao quanh quảng trường lớn, khiến người dân cảm thấy mình bị cô lập. Nước mưa bị kẹt trong khu đất bị quây lại khiến nhiều nhà cửa hư hỏng. Người dân chối bỏ dần biểu tượng một thời của sự hưng thịnh, bắt đầu chuyển dần đi. Tới năm 1300, chẳng còn mấy ai ở lại và thậm chí còn đổ rác vào trong đó. Woodhenge cũng bị phá hủy

Thành phố cổ bỏ hoang rộng hơn Paris, London ở Mỹ - 6
Hài cốt người được hiến tế 

Nguyên nhân của sự thay đổi này có lẽ nằm ở việc hiến tế. Các lãnh đạo sử dụng người làm vật cúng thần linh, mỗi lần tới hàng chục người, ăn vận cho họ với phục trang cầu kỳ để tái hiện lại những giai thoại về thần thánh và anh hùng xưa kia của bộ tộc.

Tuy nhiên, việc hy sinh quá nhiều mạng người khiến cư dân cảm thấy không ổn, từ đó sinh chán ghét với nhóm cầm quyền, và kết cục là họ dần bỏ đi và di cư sang nơi khác, bất chấp nền kinh tế và thương mại không hề có vấn đề. Dấu tích trông ngũ cốc, ngô hiện còn rải rác dọc sông Missisippi.

Thành phố cổ bỏ hoang rộng hơn Paris, London ở Mỹ - 7

Thực chất, đây chỉ là phỏng đoán, vì không có cách nào để biết chắc chắn những sự kiện đã xảy ra tại Cahokia. Tìm lại các câu chuyện truyền miệng cũng bất khả thi vì không thể tìm được hậu duệ của họ.

Nhưng có thể kết luận rằng trong thời kỳ hoàng kim, cộng đồng Cahokia đã một lòng trung thành với tín ngưỡng, nhưng sau này chính nó đã khiến họ mất quyền tự do, dẫn đến giải thể xã hội và lại phân tán thành những nhóm du mục nhỏ. “Nếu không đảm bảo cân bằng giữa bản sắc văn hóa và thực tế thì cộng đồng sẽ tan rã”, Melissa Baltus giải thích.

Các giả thuyết khác về hạn hán, lũ lụt cũng được đưa ra nhưng đều chưa có bằng chứng thuyết phục. Dù sao đi nữa, người Cahokia đã để lại di sản trường tồn với thời gian, bất chấp sự xâm nhập của người châu Âu và thổ dân da đỏ sau này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - Arstechnica ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN