Thành phố 2.000 năm có nhiều thứ "như thế kỷ XXI"
Một nền văn minh vượt thời gian với đầy đủ tiện nghi như những thành phố hiện đại dần hiện ra dưới lớp tro bụi núi lửa.
Đường cống ngầm, những con đường lát đá thẳng tắp, xưởng gốm, biệt thự tráng lệ... không ngừng gây kinh ngạc ở Pompeii - Ảnh: CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII/NATIONAL GEOGRAPHIC
Trong quá trình khai quật kéo dài nhiều thập kỷ, Pompeii bị "hóa đá" ngay thời hoàng kim cũng lần lượt tiết lộ những khu phố quy hoạch đẹp mắt với đường lát đá, đài phun nước, quảng trường, nhà tắm công cộng... trường tồn với thời gian.
Những tuyến đường lát đá xinh đẹp của Pompeii xuất hiện các rãnh sâu do xe cộ qua lại tấp nấp. Chính quyền thời đó đã nghĩ ra một công nghệ sửa đường cực kỳ hiệu quả và ít tốn kém hơn nhiều so với việc lát lại toàn bộ: Dùng sắt nóng chảy vá đường.
Các ngôi biệt thự của giới quý tộc cũng đem lại ngạc nhiên cho người hiện đại bởi tính tiện nghi không kém các biệt thự xa hoa. Những bức bích họa, tranh khảm cũng vô tình tiết lộ cuộc sống phong phú nơi thành phố này trước thảm họa.
"Quái vật lửa" Vesuvius
và dấu chấm hết của 4 thành đô La Mã
Núi lửa Vesuvius nằm cách TP Naples của Ý ngày nay khoảng 9 km, gần bờ biển vịnh Naples. Nó vẫn được coi là một núi lửa còn hoạt động dù vài trăm năm qua không ghi nhận thêm đợt phun trào mới.
Cảnh trong bộ phim "Pompeii", một sản phẩm điện ảnh quốc tế của Mỹ, Đức và Canada phát hành năm 2014, mô tả lại đô thị tráng lệ này và thảm họa núi lửa
Vụ phun trào năm 79 của núi lửa này là nổi tiếng nhất, vùi lấp không chỉ thành phố Pompeii mà còn Herculaneum, Oplontis và Stabiae gần đó, chưa kể một số khu định cư nhỏ lẻ khác.
Vùng thảm họa bắt đầu nhận được sự chú ý của giới khảo cổ từ thế kỷ XVIII, trong đó Pompeii - thành phố xa hoa nhất - là tâm điểm.
Vesuvius ngày nay vẫn sừng sững bên phế tích Pompeii - Ảnh: NATIONAL GEOGRAPHIC/CÔNG VIÊN KHẢO CỔ POMPEII
Một trong những hình ảnh gây ám ảnh nhất của khu vực bị tàn phá này là những thi hài được bọc kín trong tro bụi ở những tư thế khác nhau: Đang bỏ chạy, đang nằm ngủ, làm việc... Bởi lẽ, thảm họa quá đột ngột và quá nhanh.
Ở những vùng xa núi lửa hơn, nhiều bộ hài cốt cũng cho thấy dấu vết bị nhiệt độ cực cao và sóng xung kích gây ra cái chết đột ngột. Sau thảm họa, khu vực này bị bỏ hoang vĩnh viễn.
Nguồn: [Link nguồn]
Năm 216 trước Công nguyên (TCN), danh tướng Hannibal Barca của đế chế Carthage (nền văn minh cổ đại ở khu vực Địa Trung Hải) khiến quân đội La Mã hứng chịu một trong những thất bại ê chề nhất lịch sử. Hannibal đã làm cách nào để đánh bại quân La Mã dù bị đối phương áp đảo về quân số?