Thành Cát Tư Hãn có phải là người Trung Hoa?
Thành Cát Tư Hãn là một trong những nhà quân sự nổi tiếng nhất trong lịch sử, từng đưa đế quốc Mông Cổ đạt đến giai đoạn cực thịnh, làm bá chủ lục địa Á-Âu. Ngày nay, có luồng ý kiến cho rằng Thành Cát Tư Hãn có thể được coi là người Trung Hoa. Vậy sự thật như thế nào?
Tượng Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hãn tên thật là Thiết Mộc Chân. Ông là con trai cả của Dã Tốc Cai, thủ lĩnh của bộ lạc Khất Nhan. Thành Cát Tư Hãn được ghi nhận trong lịch sử Trung Quốc với tư cách là Nguyên Thái Tổ, người khai sinh triều đại nhà Nguyên (do Hốt Tất Liệt sau khi thống nhất Trung Hoa truy tôn).
Theo trang mạng chuyên về lịch sử Trung Quốc Qulishi, có luồng ý kiến ở Trung Quốc ngày nay cho rằng Thành Cát Tư Hãn là người Trung Hoa. Nhưng cũng có ý kiến bác bỏ quan điểm này. Vậy sự thật như thế nào?
Ở Trung Quốc và Mông Cổ ngày nay đều có các bức tượng và dấu vết lịch sử của Thành Cát Tư Hãn. Người Trung Quốc và Mông Cổ coi Thành Cát Tư Hãn chiếm vị trí quan trọng.
Người Mông Cổ coi Thành Cát Tư Hãn là anh hùng dân tộc. Tại Mông Cổ, ảnh hưởng của Thành Cát Tư Hãn thể hiện rất mạnh mẽ, từ khuôn mặt của ông xuất hiện trên đồng tiền cho đến chai rượu vodka.
Theo Qulishi, các quan điểm cho rằng Thành Cát Tư Hãn là người Trung Hoa chủ yếu xuất phát hiện quan điểm thời hiện đại.
Ở Trung Quốc, Mông Cổ được coi là một trong số 56 dân tộc chính thức, với số dân khoảng hơn 5 triệu (năm 2019), lớn hơn cả quốc gia Mông Cổ với 3,3 triệu người (năm 2020).
Quốc gia Mông Cổ chính thức độc lập sau sự sụp đổ của nhà Thanh. Trước đó, vùng Ngoại Mông thuộc Trung Quốc trong gần 300 năm. Đại đa số người Mông Cổ sinh sống ở vùng Nội Mông, nay là người Trung Quốc.
Hốt Tất Liệt sau khi thống nhất Trung Hoa đã suy tôn Thành Cát Tư Hãn làm Nguyên Thái Tổ.
Thành Cát Tư Hãn sinh ra ở khu vực gần dãy núi Khentii, phía đông bắc Mông Cổ. Đây là địa bàn từng chịu sự kiểm soát của nhà Đường, triều đại cực thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Địa bàn hoạt động chính của Thành Cát Tư Hãn là ở Nội Mông, chịu ảnh hưởng của nhà Tống. Các hậu duệ Thành Cát Tư Hãn ngày nay đều sinh sống ở Nội Mông, có mối liên hệ với Trung Quốc nhiều hơn là Ngoại Mông (nay là Mông Cổ).
Thành Cát Tư Hãn là Nguyên Thái Tổ, người khai sinh triều đại nhà Nguyên, là một phần của lịch sử Trung Hoa.
Tuy nhiên, những luồng ý kiến khác cho rằng Thành Cát Tư Hãn là người Mông Cổ, người sáng lập đế quốc Mông Cổ hùng mạnh, chỉ có con cháu của Thành Cát Tư Hãn trực tiếp cai trị Trung Quốc mới được coi là người Trung Hoa.
Thời điểm Thành Cát Tư Hãn được suy tôn làm Nguyên Thái Tổ là vào năm 1266, sau ông khi qua đời gần 40 năm. Thành Cát Tư Hãn chưa ngồi trên ngai vàng ở Trung Nguyên một ngày nào, do đó không được coi là hoàng đế Trung Hoa.
Năm 1206, tại hội nghị Khố Lý Đài trên sông Oát Nan, các bộ lạc sống ở thảo nguyên Mông Cổ thống nhất bầu Thành Cát Tư Hãn làm Khả Hãn, người đứng đầu Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hãn là người thống nhất các bộ lạc ở thảo nguyên Mông Cổ.
Thành Cát Tư Hãn khi còn sống phát động các chiến dịch quân sự trên khắp khu vực Á-Âu, chiếm một khu vực lãnh thổ rộng lớn. Nhưng khi Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227, Nhà Tống vẫn là triều đại thống trị ở Trung Nguyên, đến năm 1279 mới chính thức tan rã.
Do đó, không thể coi Thành Cát Tư Hãn là người Trung Hoa mà chỉ là người có ảnh hưởng tới lịch sử Trung Quốc.
Ngày nay một trong những bí mật lớn nhất về Thành Cát Tư Hãn là nơi an nghỉ của ông. Chỉ khi mộ của Thành Cát Tư Hãn được tìm thấy, những tranh cãi rằng ông là người Mông Cổ hay người Trung Hoa có thể mới chấm dứt.
Có nhiều truyền thuyết khác nhau xung quanh việc chôn cất Thành Cát Tư Hãn, người qua đời năm 1227 ở Tây Hạ (tây bắc Trung Quốc ngày nay). Có những câu chuyện khác nhau về việc ông qua đời như thế nào. Một số nói rằng ông đã bị giết khi ra trận, những người khác nghi ngờ ông qua đời vì bị thương.
Theo một câu chuyện được lan truyền phổ biến, nhóm lính hộ tống thi thể của Thành Cát Tư Hãn trở về Mông Cổ để chôn cất đã giết chết tất cả những người họ gặp trên đường.
Sau khi hoàn tất tang lễ, những người đưa tang cũng bị giết chết hoặc tự sát. Vì vậy, lăng mộ dưới lòng đất của Thành Cát Tư Hãn nguyên vẹn suốt hơn 800 năm, không ai biết rằng ông được chôn ở đâu.
Thành Cát Tư Hãn khi còn sống từng làm nên những kì tích mà ở thời bấy giờ chưa ai làm được, là một trong các nhà quân...
Nguồn: [Link nguồn]