Tháng đầu tiên 6 nước lớn châu Âu không cam kết hỗ trợ quân sự cho Ukraine

Trong suốt tháng 7, 6 quốc gia lớn nhất châu Âu không đưa ra cam kết hỗ trợ quân sự mới nào cho Ukraine. Đây là tháng đầu tiên có “hiện tượng” này kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự vào tháng 2, theo các dữ liệu mới công bố.

Pháo tự hành CAESAR là một trong số các vũ khí được Pháp cung cấp cung quân đội Ukraine.

Pháo tự hành CAESAR là một trong số các vũ khí được Pháp cung cấp cung quân đội Ukraine.

Theo báo Mỹ Politico, đây có thể là dấu hiệu cho thấy các nước châu Âu không còn tích cực hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, dù Kiev gần đây luôn đưa ra tuyên bố về một cuộc phản công quan trọng ở miền nam.

Các dữ liệu mới do Viện Kinh tế Thế giới Kiel, có trụ sở ở Đức, công bố vào ngày 18/8. Viện Kiel đã thống kê hoạt động hỗ trợ quân sự của các nước châu Âu cho Ukraine, gồm Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia và Ba Lan kể từ khi xung đột nổ ra.

Thông tin mới củng cố tuyên bố mà giới chức Ukraine thường xuyên đưa ra trong thời gian qua, hỗ trợ quân sự của châu Âu đang không theo kịp mức hỗ trợ quân sự của Mỹ.

Ở giai đoạn đầu cuộc xung đột, Đức và Pháp là hai quốc gia hỗ trợ vũ khí một cách giới hạn cho Ukraine. Nhưng theo dữ liệu mới, các quốc gia từng rất tích cực như Anh và Ba Lan cũng đã giảm hỗ trợ, có thể do kho dự trữ vũ khí sắp cạn kiệt.

Christoph Trebesch, giám đốc nghiên cứu tại Viện Kiel, nói các dữ liệu cho thấy xu hướng hỗ trợ vũ khí cho Ukraine của châu Âu đã ngày càng giảm kể từ cuối tháng 4.

Đức đã hỗ trợ Ukraine các hệ thống pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 cỡ nòng 155mm.

Đức đã hỗ trợ Ukraine các hệ thống pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 cỡ nòng 155mm.

"Bất chấp việc cuộc xung đột đang bước vào giai đoạn quan trọng, các hoạt động hỗ trợ vũ khí ngày càng giảm", ông Trebesch nói.

Các quốc gia phương Tây hồi tuần trước đã đưa ra cam kết hỗ trợ quân sự thêm cho Ukraine với tổng trị giá 1,5 tỉ euro. Nhưng theo ông Trebesch, "con số này là tương đối ít ỏi so với các cam kết được đưa ra trước đây".

Ông Trebesch cho rằng, các nước châu Âu nên coi cuộc xung đột ở Ukraine là vấn đề giống với cuộc khủng hoảng khu vực đồng tiền chung châu Âu hoặc dịch bệnh Covid-19, để thúc đẩy châu lục giải ngân hàng trăm tỉ euro thông qua các biện pháp khẩn cấp.

"So với nỗ lực ứng phó khẩn cấp khác của châu Âu, các khoản hỗ trợ cho Ukraine là rất nhỏ", ông Trebesch nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Artis Pabriks gần đây trả lời trên tờ Politico, rằng các cường quốc như Anh và Đức cần hỗ trợ Ukraine nhiều hơn nữa.

"Nếu chúng ta muốn chấm dứt cuộc xung đột càng sớm càng tốt, chúng ta phải tự hỏi mình, rằng đã nỗ lực hết sức hay chưa?", ông Pabriks nói.

Đức từng hứa sẽ bù đắp cho các quốc gia như Ba Lan khi các nước này hỗ trợ Ukraine xe tăng, nhưng thực tế là hoạt động hỗ trợ của Đức diễn ra một cách rất chậm, theo Politico.

Tuần trước, Mỹ đã cam kết hỗ trợ thêm trang thiết bị quân sự và đạn được trị giá 1 tỉ USD cho Ukraine, nâng tổng ngân sách hỗ trợ quân sự của Washigton cho Kiev lên 9,8 tỉ USD, gấp nhiều lần so với các nước châu Âu.

Nguồn: [Link nguồn]

Những vũ khí nào trong xung đột Nga-Ukraine có thể đang được sử dụng lần cuối?

Khi Nga và Ukraine cố gắng đổi chiến thuật để giành ưu thế thì một số vũ khí, trong đó có những loại đã được sử dụng hàng thế kỷ, có thể đang được sử dụng lần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Politico ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN