Thân thế thực sự của tượng pharaoh khổng lồ 3.000 năm

Bức tượng pharaoh khổng lồ 3.000 năm mới được phát hiện ở Cairo, trên thực tế không phải Ramses II vĩ đại nhất lịch sử Ai Cập cổ đại mà là một người khác.

Thân thế thực sự của tượng pharaoh khổng lồ 3.000 năm - 1

Bộ trưởng Di tích Ai Cập Khaled el-Anani đánh giá cao phát hiện mới này.

Theo Daily Mail, bức tượng pharaoh khổng lồ mới được kéo lên khỏi bùn ở khu ngoại ô phía đông thủ đô Cairo, Ai Cập vào tuần trước.

Các nhà khảo cổ Ai Cập khi đó cho rằng, đây là tượng vua Ramses II vĩ đại và quyền lực nhất lịch sử Ai Cập cổ đại.

Nguyên nhân là do bức tượng được phát hiện tại phế tích đền vua Ramses II, xưa kia là thành phố Heliopolis.

Thân thế thực sự của tượng pharaoh khổng lồ 3.000 năm - 2

Pho tượng pharaoh Ai Cập khổng lồ mới được khai quật cách đây không lâu.

Nhưng trong cuộc họp báo ngày 16.3, Bộ trưởng Di tích Ai Cập Khaled el-Anani tuyên bố, gần như chắc chắn là pho tượng là của pharaoh Psamtek I, cai trị từ năm 664 đến 610 trước Công nguyên.

Ông Anani đề cập đến việc các nhà khảo cổ phát hiện 5 tên gọi khác nhau của vua Psamtek được khắc trên tượng cổ. Vua Psamtek là người cai trị sau Ramses II khoảng 600 năm.

Thân thế thực sự của tượng pharaoh khổng lồ 3.000 năm - 3

Tượng pharaoh Ai Cập khổng lồ sẽ được ráp nối và phục chế lại đẻ trưng bày.

Tuy vậy, Bộ trưởng Anani khẳng định việc tìm thấy tượng vẫn là một phát hiện quan trọng. “Nếu bức tượng thực sự thuộc về một vị pharaoh thì đây là bức tượng lớn nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại”.

Những phần khác nhau của pho tượng sẽ được ráp nối lại tại bảo tàng Ai Cập ở Cairo, Bộ Di tích Ai Cập cho biết. Pho tượng pharaoh sẽ được trưng bày tại bảo tàng chưa được mở cửa gần Kim tự tháp Giza.

Thân thế thực sự của tượng pharaoh khổng lồ 3.000 năm - 4

Đây là bức tượng pharaoh khổng lồ lớn nhất được tìm thấy thời Ai Cập cổ đại.

Bức tượng được xác định làm từ đá quartzit. Đây là loại đá có độ cứng lớn, chịu phong hóa tốt, chịu được độ nén cao. Ngoài phần dưới đầu, các nhà khảo cổ còn tìm thấy nửa thân tượng, vương miện và một mảnh mắt bên phải.

Phát hiện này được cho là sẽ tạo nên cú hích cho ngành du lịch Ai Cập, vốn gặp nhiều khó khăn sau cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak hồi năm 2011. Ngành du lịch hiện vẫn là nguồn thu ngoại tệ chính của Ai Cập.

Vụ đánh bom máy bay Nga chở 224 người, cất cánh từ khu nghỉ dưỡng Biển Đỏ vào tháng 12.2015 càng khiến ngành du lịch Ai Cập sụt giảm nghiêm trọng. Khách du lịch đến Ai Cập trong Quý I năm 2016 chỉ còn 1,2 triệu người. Năm 2010, Ai Cập đón tới 14,7 triệu lượt du khách.

Psamtek I là ai?

Psamtek I (664-610) là pharaoh Ai Cập trong giai đoạn cổ đại từ năm 664-332 trước Công Nguyên. Ông đánh bại 11 người khác để trở thành nhà lãnh đạo duy nhất của Ai Cập.

Khi Psamtek I lên nắm quyền, Ai Cập vẫn thuộc quyền quản lý của đế chế Assyrian. Nhưng ông đã giải phóng đất nước chỉ sau một thập kỷ lên ngôi. Ngai vàng của ông được gọi là Wah-ib-re, có nghĩa là “Trái tim của thần Ra”.

Psamtek dành 4 thập kỷ cuối đời để củng cố quyền lực Ai Cập, khuyến khích người Hy Lạp đến đất nước này sinh sống. Mặc dù căm ghét đế chế Assyrian nhưng Psamtek từng gia nhập liên minh với người Assyrian, chống lại đế chế Babylon

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN