Tham vọng ra Ấn Độ Dương của Trung Quốc bị thách thức
Nếu Thái Lan chọn một trong 3 thành viên của "Bộ tứ kim cương" cho dự án kênh đào Kra ở miền Nam nước này, đây sẽ là một đòn đau đối với tham vọng đi thẳng từ biển Đông ra Ấn Độ Dương của Trung Quốc
Cựu Phó Chánh án Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio hôm 18-9 khẳng định người dân nước này hoan nghênh công hàm chung 2 ngày trước đó của Anh, Pháp và Đức (nhóm E3).
"Công hàm chung khẳng định đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc vẽ ra quanh quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật Biển (UNCLOS). Đây là lời cảnh báo đến Trung Quốc rằng họ không thể vẽ đường cơ sở thẳng quanh các đảo hoặc quần đảo ngoài khơi xa vì họ không phải là một đảo quốc" - ông Carpio nhấn mạnh.
Ông Carpio đồng thời khẳng định công hàm còn nêu bật quyền tự đo đi lại, tự do hàng hải và hàng không trên vùng biển tranh chấp theo quy định của UNCLOS. Cũng theo cựu phó chánh án Tòa án Tối cao Philippines, công hàm của nhóm E3 được đệ trình sau khi Mỹ và Úc đưa ra những tuyên bố tương tự nhằm ủng hộ phán quyết ngày 12-7-2016 về biển Đông của Tòa án Trọng tài Thường trực.
Trước đó, trong công hàm chung đệ trình lên (LHQ vào ngày 16-9, Anh - Pháp - Đức nhấn mạnh những tuyên bố của Bắc Kinh liên quan đến quyền lịch sử trên biển Đông không phù hợp với UNCLOS, đồng thời khẳng định đây là lập trường pháp lý từ lâu của họ trong vấn đề tranh chấp biển Đông. "Với tư cách là các nước thành viên UNCLOS, Anh - Pháp - Đức sẽ tiếp tục duy trì và khẳng định các quyền lợi được nêu trong UNCLOS, góp phần thúc đẩy hợp tác khu vực theo quy định của công ước" - công hàm kết luận.
Dự án kênh đào Kra sẽ mở ra tuyến đường hàng hải từ biển Đông sang Ấn Độ Dương mà không cần vòng qua eo biển Malacca Ảnh: mothership.sg
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á đã nối lại đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Theo Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines, đàm phán bị ảnh hưởng không chỉ bởi đại dịch Covid-19 mà còn bởi sự can thiệp từ một quốc gia ngoài khu vực - dường như ám chỉ Mỹ.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ông David Stilwell, nhấn mạnh Washington không kêu gọi các nước chọn phe, mà là đứng lên chống lại hành vi xấu của Bắc Kinh để bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế. Chỉ trích Trung Quốc là "kẻ bắt nạt vô luật", ông Stilwell liệt kê hàng loạt hành vi ngang ngược của quốc gia này trong những tháng gần đây, bao gồm những động thái "hung hăng" trên biển Đông.
Trong khi đó, trong một động thái được xem là trở ngại lớn đối với tham vọng của Trung Quốc, nhiều quốc gia đã thể hiện sự quan tâm đối với dự án kênh đào Kra ở miền Nam Thái Lan. Bắc Kinh thời gian qua tích cực theo đuổi dự án kênh đào dài 120 km, cắt ngang eo đất Kra để mở ra tuyến đường hàng hải di chuyển trực tiếp từ biển Đông sang Ấn Độ Dương mà không cần vòng qua eo biển Malacca.
Nghị sĩ Songklod Thipparat, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tính khả thi của dự án, mới đây cho biết nhiều nước lớn như Ấn Độ, Úc và Mỹ tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Thái Lan thực hiện dự án này. Nghị sĩ Thipparat nói thêm "hơn 30 công ty nước ngoài đã thể hiện sự quan tâm đến việc đầu tư hoặc hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để chúng tôi xây kênh đào". Kinh phí xây dựng kênh đào khoảng 28 tỉ USD, bên cạnh là dự án đặc khu công nghiệp hai bên bờ ước tính khoảng 22 tỉ USD nữa.
Malacca là một nút thắt quan trọng trong các tham vọng toàn cầu của Trung Quốc, với khoảng 80% nguồn cung dầu mỏ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được vận chuyển qua eo biển này. Dù vậy, với vị trí địa lý thuận lợi, Ấn Độ có thể dễ dàng chặn khu vực phía Tây của eo biển Malacca. Nếu Thái Lan chọn một trong 3 thành viên của "Bộ tứ kim cương" (Nhóm QUAD) - gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ - đây sẽ là một đòn đau đối với tham vọng thống trị khu vực của Trung Quốc.
Tham vọng vươn ra biển lớn của Trung Quốc sẽ tạm thời bị kẹt lại ở eo biển Malacca, khi Thái Lan công khai ý định tìm...
Nguồn: [Link nguồn]