Thăm Mỹ, tổng thống Pháp bày tỏ thông cảm với Nga

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khuyên phương Tây nên xem xét các yêu cầu đảm bảo an ninh của Nga nếu Tổng thống Vladimir Putin đồng ý đàm phán chấm dứt xung đột Ukraine.

Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Pháp TF1 hôm 3-12 sau chuyến công du nước Mỹ vào tuần này, Tổng thống Macron cho rằng châu Âu cần chuẩn bị kiến ​​trúc an ninh trong tương lai.

"Điều đó có nghĩa, một trong những vấn đề cần thiết chúng ta phải giải quyết đó là những lo ngại mà Tổng thống Putin đã đề cập rằng NATO đang mở rộng lực lượng đến cửa ngõ của Nga hay triển khai vũ khí có thể đe dọa Nga" - ông Macron nói.

"Đó sẽ là một trong những chủ đề đàm phán hòa bình. Do đó, chúng ta cần chuẩn bị mọi phương án để sẵn sàng bảo vệ các quốc gia thành viên và đồng minh, đưa ra những đảm bảo nào với Nga khi họ quay trở lại bàn đàm phán" - Tổng thống Pháp nói thêm.

Trong chuyến công du, ông Macron đã hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Cả hai nhà lãnh đạo Mỹ - Pháp đều khẳng định sẵn sàng đàm phán với Moscow để chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

Tuy nhiên, thực tế có vẻ viễn cảnh này chưa thể sớm diễn khi ông Biden cho biết sẽ chỉ đàm phán với Tổng thống Putin nếu người đứng đầu Điện Kremlin cho thấy "thiện chí" muốn chấm dứt xung đột. Còn phía Ukraine khẳng định các cuộc đàm phán chỉ có thể diễn ra nếu Nga ngừng tấn công và rút quân.

Đáp lại, Nga cho biết không chấp nhận đề xuất từ Nhà Trắng và khẳng định sẽ "tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt" ở nước láng giềng Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp đón người đồng cấp Pháp tại Washington hôm 1-12. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp đón người đồng cấp Pháp tại Washington hôm 1-12. Ảnh: Reuters

Trong bối cảnh đó, theo hãng Reuters, bình luận của Tổng thống Macron cho thấy sự đồng cảm của ông đối với những yêu cầu đảm bảo an ninh của Nga.

Hôm 8-2, tức chỉ vài tuần trước khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Tổng thống Putin đã nói trong một buổi họp báo rằng Nga sẽ tiếp tục đòi hỏi câu trả lời của phương Tây về 3 yêu cầu an ninh chính của Moscow, gồm: NATO ngừng mở rộng, không triển khai tên lửa gần biên giới Nga, đưa các cơ sở hạ tầng quân sự của NATO ở châu Âu về mức năm 1997.

Mỹ và đồng minh khi đó đều cho rằng những yêu cầu của Tổng thống Putin là vô lý.

Xung đột Nga - Ukraine đã bước sang tháng thứ 10, song chưa có dấu hiệu chấm dứt. Mỹ và phương Tây vẫn tiếp tục bơm vũ khí cho Ukraine, trong khi đó thời gian qua Nga tăng cường các cuộc không kích nhằm phá hủy cơ sở hạ tầng và hệ thống năng lượng Ukraine.

Ông Macron chỉ trích Mỹ áp đặt ”tiêu chuẩn kép”, bán khí đốt với giá cao kỷ lục

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chỉ trích các chính sách thương mại và năng lượng của Mỹ tạo ra "tiêu chuẩn kép”, trong khi châu Âu đang chật vật đối phó với giá hàng hóa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hải Ngọc - Bằng Hưng ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN