Thảm kịch tên lửa Ukraine bắn rơi máy bay Nga khiến 78 người chết
Một sai sót trong cuộc diễn tập quân sự ở Ukraine dẫn đến cái chết của 78 người vào ngày 4.10.2001, khi chiếc máy bay Tupolev TU-154 của hãng hàng không Nga, bị bắn rơi cách đây 20 năm.
Chuyến bay 1812 của hãng hàng không Siberia bị bắn rơi cách đây 20 năm.
Ngày 4.10 vừa qua đánh dấu tròn 20 năm thảm kịch kinh hoàng, khi một máy bay thương mại của Nga chở 78 người bị bắn rơi ở Biển Đen, theo Daily Star.
Một tháng sau vụ tấn công khủng bố ngày 11.9, một chiếc máy bay Tupolev Tu-154 chở 66 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn, khởi hành từ thành phố Tel Aviv, Israel đến Novosibirsk, Nga.
Máy bay bị tên lửa đất đối không của Ukraine bắn rơi. Ban đầu, giới chức Nga bác bỏ thông tin cho rằng, chuyến bay mang số hiệu 1812 thuộc Hãng hàng không Siberia, bị tên lửa S-200 của Ukraine bắn rơi. Phía Nga khi đó tin máy bay rơi có thể do khủng bố.
Tên lửa phòng không S-200.
Chiếc máy bay rơi xuống Biển Đen vào lúc 9:45 sáng ngày 4.10.2001, cướp đi sinh mạng của tất cả 66 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với các phóng viên rằng, máy bay có thể đã bị khủng bố tấn công. Một giả thuyết khác cho rằng, máy bay rơi do gặp trục trặc kỹ thuật.
Nhưng các chuyên gia sau này phát hiện chiếc Tu-154 vô tình lọt vào tầm ngắm của hệ thống phòng không Ukraine, khi đó đang chuẩn bị khai hỏa tên lửa diệt máy bay không người lái.
Hai quả tên lửa S-200 được phóng đi, một tên lửa hướng đến máy bay mang số hiệu 1812.
Vị trí chiếc máy bay rơi ở Biển Đen.
Tên lửa đất đối không S-200 mang theo đầu đạn nổ 216kg đã phát nổ cách máy bay 50 mét, tạo ra mảnh vỡ gây ra hư hại nghiêm trọng khiến máy bay rơi.
Đài kiểm soát không lưu khi đó ghi âm lại những lời nói cuối cùng của phi công trên chiếc Tu-154. “Chúng tôi bị trúng đạn sao?”, phi công nói khi máy bay mất điều khiển và rơi xuống Biển Đen, cách thành phố Sochi của Nga khoảng 185km.
Eduard D. Baltin, một cựu chỉ huy Hạm đội Biển Đen của Nga, nói chiếc Tu-154 là một mục tiêu “lý tưởng” vì với độ cao như vậy, “chỉ cần một tín hiệu nhỏ, dù yếu cũng đủ để tên lửa lao tới”.
“Các điều kiện là rất lý tưởng... ở độ cao 11.000 mét, một mục tiêu lớn đang di chuyển với tốc độ không đổi theo hướng đã định”, ông giải thích.
Bất chấp việc Ukraine khi đó liên tục phủ nhận liên quan tới thảm kịch, các nhà điều tra đã tìm thấy bằng chứng xác thực, là mảnh đạn tên lửa S-200 găm vào thân máy bay.
Hầu hết các hành khách tử mạng trên chiếc máy bay bị rơi đều là người Israel đến thăm người thân ở Nga. Sau khi nguyên nhân thực sự của thảm kịch được làm rõ, Ukraine đã đồng ý bồi thường cho gia đình mỗi nạn nhân số tiền 200.000 USD (khoảng 4,5 tỉ đồng).
Nguồn: [Link nguồn]
Máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Ethiopia rơi hồi tháng trước bị hỏng một cảm biến trong quá trình cất cánh, nguồn...