Thảm họa sóng thần tồi tệ, khiến Trung Quốc tổn thất lớn nếu đập Tam Hiệp vỡ
Đập thủy điện Tam Hiệp ở Trung Quốc đang chống chọi đợt lũ thứ ba trên sông Dương Tử, lượng nước mà con đập tích tụ sau hai đợt lũ đầu tiên là rất lớn, dấy lên những nghi ngại về mức độ an toàn.
Đập thủy điện Tam Hiệp mở cửa xả lũ.
Tạp chí National Review gần đây đăng bài xã luận của tác giả Michael Auslin - chuyên gia nghiên cứu tại Viện Hoover, Đại học Stanford, Mỹ. Tác giả Auslin nhắc đến viễn cảnh thảm họa nếu sự cố vỡ đập Tam Hiệp ở Trung Quốc xảy ra.
National Review là tạp chí xuất bản lần đầu năm 1955. Tạp chí được cộng đồng người bảo thủ ở Mỹ ủng hộ rộng rãi.
Mở đầu bài xã luận, tác giả Auslin mô tả Trung Quốc đã phải chịu đựng những cơn mưa kỷ lục trong những tuần qua, dẫn đến trận lụt tồi tệ nhất ở nước này trong nhiều thập kỷ.
Ngày 26.7, sông Dương Tử bước vào đợt lũ thứ 3 trong năm, đập thủy điện Tam Hiệp lại phải căng mình đối phó đỉnh lũ. Lúc 14 giờ chiều ngày 26.7, hồ thủy điện Tam Hiệp ghi nhận lưu lượng dòng chảy tới 50.000 m3/giây, dự kiến đạt 60.000 m3/giây.
Ngày 21.7, Tập đoàn đập Tam Hiệp - đơn vị điều hành đập Tam Hiệp, thừa nhận rằng một số cấu trúc ngoại vi của đập Tam Hiệp bị biến dạng do áp lực nước lũ.
Đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Bắc được ghi nhận bị “biến dạng nhẹ” vào ngày 18.7, khi nước lũ từ thượng nguồn sông Dương Tử chạm kỷ lục 61.000 m3/giây. Theo Tập đoàn đập Tam Hiệp, hiện tượng này kéo dài không lâu.
Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất hành tinh.
Trước những áp lực liên tiếp bởi các đợt lũ lớn, có những luồng ý kiến lo ngại về độ an toàn của đập Tam Hiệp – công trình thủy điện lớn nhất hành tinh.
Mạng xã hội Trung Quốc gần đây còn xuất hiện video mô phỏng hệ quả thảm khốc nếu vỡ đập Tam Hiệp.
Theo Bộ Quản lý khẩn cấp Trung Quốc, khoảng 40 triệu người ở 27 tỉnh đã bị ảnh hưởng bởi mưa lũ lớn, gây thiệt hại trực tiếp hơn 80 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD) cho nền kinh tế. Khoảng 28.000 ngôi nhà đã bị phá hủy và ít nhất 141 người đã chết hoặc mất tích trong lũ lụt.
Tuy nhiên, tất cả những con số trên sẽ không là gì nếu vỡ đập Tam Hiệp, theo tác giả Auslin.
Tác giả Auslin đặt giả thuyết nếu các đập nhỏ hơn, kém an toàn hơn ở thượng nguồn sông Dương Tử gặp sự cố, sức ép đối với đập Tam Hiệp sẽ là rất lớn.
“Nếu đập Tam Hiệp vỡ, đó sẽ là khoảnh khắc Chernobyl của Trung Quốc”, tác giả Austin bình luận. Một đợt sóng thần từ đó xuất hiện, quét sạch diện tích đất nông nghiệp khổng lồ trước mùa thu hoạch, đe dọa dẫn đến nạn đói.
Vì đập Tam Hiệp cũng là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, sự cố vỡ đập sẽ dẫn đến tình trạng mất điện trên diện rộng, theo tác giả Austin.
Mô phỏng cảnh vỡ đập Tam Hiệp.
Các thành phố nằm ở vùng hạ lưu dọc sông Dương Tử với hàng triệu người sinh sống có thể trở thành vùng đất không sống nổi. Thương vong trong thảm họa vỡ đập Tam Hiệp sẽ gây choáng váng, tác giả Austin nhận định.
Trung tâm sản xuất của Trung Quốc và tuyến đường vận chuyển hàng hóa dọc sông Dương Tử, trải dài đến Thượng Hải sẽ bị gián đoạn, kéo theo sự suy thoái kinh tế trầm trọng. Quy mô thảm họa được dự báo có tác động đến Trung Quốc tương đương như thảm họa hạt nhân Chernobyl tác động đến Liên Xô, tác giả Austin viết.
Cho đến nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn chưa trực tiếp đến thị sát đập Tam Hiệp. Ông Tập dường như hoàn toàn an tâm rằng các kỹ sư và chuyên gia thủy văn sẽ giúp đập Tâm Hiệp đứng vững trước đợt lũ lớn hiện nay.
Xét trên khía cạnh nhân đạo, kinh tế, địa chính trị, thảm họa vỡ đập Tam Hiệp là điều không ai mong muốn. Năm 2020 đã xảy ra quá nhiều hiện tượng cực đoan rồi, tác giả Austin kết luận.
Từ chiều ngày 26.7, đợt lũ thứ 3 ở thượng nguồn sông Dương Tử đã tràn về đập Tam Hiệp. Mực nước và lưu lượng...
Nguồn: [Link nguồn]