Bóng đen khổng lồ từng che phủ Trái đất, cướp sinh mạng 10 triệu người
Theo ước tính, hơn 10 triệu người thiệt mạng do thảm họa và tác động của nó trong những năm sau đó.
Nhiều người thiệt mạng trong thảm họa năm 536 sau Công nguyên
Theo The Sun, năm 536 sau Công nguyên, thời điểm thảm họa xảy ra, được xem là một trong những năm chết chóc nhất lịch sử nhân loại. Khi ấy, một khu vực rộng lớn của Trái đất bị bao phủ bởi bóng tối.
Cái bóng khổng lồ được tạo ra bởi lớp sương mù bí ẩn trải khắp châu Âu, Trung Đông và một phần châu Á. Nó che lấp mặt trời suốt 18 tháng khiến hạn hán, mất mùa, nạn đói và dịch bệnh tràn lan khắp bán cầu bắc.
Nhiều bằng chứng được các nhà sử học thế kỷ 6 ghi lại. Procopius, nhà sử học Hy Lạp cổ đại, viết: "Mặt trời phát ra ánh sáng nhưng chỉ mập mờ như ánh trăng trong hơn 1 năm".
Một nhà sử học thời Hy Lạp cổ đại cho biết mặt trời bị che lấp và chỉ sáng mập mờ như ánh trăng. Ảnh minh họa
Tại Ireland, nơi lớp sương mù gây ra nạn đói kinh hoàng trong suốt 3 năm (536-539, sau Công nguyên). Người ta gọi giai đoạn ấy là "bánh mì thất thủ" vì bánh mì, thức ăn chủ yếu thời ấy, không đủ để cung cấp cho người dân.
Theo ước tính, hơn 10 triệu người thiệt mạng do thảm họa và tác động của nó trong những năm sau đó.
Sau này, người ta phát hiện lớp sương mù khổng lồ là đám tro bụi bắt nguồn từ ngọn núi lửa ở Iceland sau đợt phun trào lớn. Núi lửa hoạt động liên tục tạo ra hàng triệu tấn tro bụi lan rộng ra nhiều khu vực trên thế giới.
Sự tàn phá gây ra bởi lớp tro bụi khiến nhiều người gọi giai đoạn này với cái tên "Kỷ Hắc Ám". Giáo sư đại học Havard Michael McCormick cho rằng năm 536 xứng đáng là năm tồi tệ nhất lịch sử. Chia sẻ trên tạp chí Science Magazine năm 2018, McCormick cho biết thế giới mất hơn 100 năm mới phục hồi lại sau thảm họa kinh hoàng ấy.
Các nhà khoa học cho biết khi “mặt trời thứ 2“ này bay qua hệ mặt trời, nó có thể đâm vào đám mây sao chổi và gây ra trận...