Thảm cảnh của các đại sứ Afghanistan ở nước ngoài khi Taliban quay lại nắm quyền

Sự kiện: Tin tức Afghanistan

Các đại sứ Afghanistan ở nước ngoài sẽ không trở lại nước vì sợ bị nhắm mục tiêu do có mối liên hệ với chính phủ trước đó, đang đấu tranh để được tị nạn.

Việc Taliban đột ngột trở lại nắm quyền đã khiến hàng trăm đại sứ Afghanistan ở nước ngoài phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: hết tiền để tiếp tục hoạt động các sứ mệnh, lo sợ cho các gia đình ở quê nhà và tuyệt vọng tìm nơi ẩn náu ở nước ngoài.

Đại sứ quán Afghanistan tại Washington (Mỹ). Ảnh: Reuters

Đại sứ quán Afghanistan tại Washington (Mỹ). Ảnh: Reuters

Trước đó, Taliban ngày 14/9 tuyên bố họ đã gửi tin nhắn cho tất cả đại sứ quán Afghanistan ở nước ngoài, yêu cầu các nhân viên ngoại giao tiếp tục công việc của họ.

Tuy nhiên, 8 nhân viên đại sứ quán nói chuyện với Reuters (trong điều kiện giấu tên), ở các quốc gia bao gồm Canada, Đức và Nhật Bản, đã mô tả sự rối loạn và tuyệt vọng của họ thời gian chuyển tiếp này.

Một nhà ngoại giao Afghanistan ở Berlin cho biết: “Các đồng nghiệp của tôi ở đây và ở nhiều quốc gia đang cầu xin các quốc gia sở tại chấp nhận họ”.

“Tôi đang cầu xin theo đúng nghĩa đen. Các nhà ngoại giao sẵn sàng trở thành người tị nạn”, nhà ngoại giao cho biết và nói thêm rằng ông sẽ phải bán mọi thứ, bao gồm cả một ngôi nhà lớn ở Kabul, bắt đầu lại từ đầu”.

Afzal Ashraf, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Nottingham (Anh), cho biết các sứ mệnh của Afghanistan ở nước ngoài phải đối mặt với một thời kỳ " chờ đợi kéo dài" khi các nước quyết định có công nhận Taliban hay không.

“Những đại sứ quán đó có thể làm gì? Họ không đại diện cho chính phủ. Họ không có chính sách gì cả”ông nói và chia sẻ thêm rằng các nhân viên đại sứ quán có thể sẽ được tị nạn chính trị do lo ngại về an toàn nếu họ quay trở lại Afghanistan.

Người phát ngôn Taliban đã trấn an người Afghanistan rằng họ không ra tay để trả thù và sẽ tôn trọng quyền của mọi người, bao gồm cả phụ nữ. Nhưng các báo cáo về việc khám xét từng nhà và trả thù các cựu quan chức và người dân tộc thiểu số đã khiến người dân cảnh giác. Taliban đã tuyên bố sẽ điều tra bất kỳ hành vi lạm dụng nào.

Một nhóm đặc phái viên của chính phủ bị lật đổ đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới phủ nhận sự công nhận chính thức của Taliban.

Chính quyền của cựu Tổng thống Ashraf Ghani cũng đã viết một lá thư cho các cơ quan đại diện nước ngoài vào ngày 8/9 gọi chính phủ mới của Taliban là "bất hợp pháp" và kêu gọi các đại sứ quán "tiếp tục các chức năng và nhiệm vụ bình thường của họ".

Tuy nhiên, những lời kêu gọi liên tục này không phản ánh tình trạng hỗn loạn của giới ngoại giao Afghanistan, nhân viên đại sứ quán cho biết. "Không có tiền. Không thể hoạt động trong hoàn cảnh như vậy. Tôi hiện không được trả lương", một nguồn tin tại đại sứ quán Afghanistan ở thủ đô Ottawa (Canada) cho biết.

Video: Taliban phát hiện vũ khí có thể gắn đầu đạn hạt nhân của phe kháng chiến

Thung lũng Panjshir, thành trì cuối cùng của các lực lượng kháng chiến, đã bị Taliban chiếm đóng từ tuần trước, sau một...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Tin tức Afghanistan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN