Thái Lan: Phát hiện loài rết độc khổng lồ biết bơi

Con rết độc đáng sợ vừa có thể bơi lội thoải mái dưới nước, vừa có thể “đi bộ” tự do trên cạn, một phát hiện khiến các nhà khoa học ngạc nhiên.

Thái Lan: Phát hiện loài rết độc khổng lồ biết bơi - 1

Loài rết độc mới được phát hiện ở Đông Nam Á

Nếu bạn nghĩ mình sẽ an toàn khi bơi lội dưới nước, bạn hãy nghĩ lại và đề phòng với những con rết biết bơi khổng lồ.

Các nhà khoa học gần đây đã tìm thấy loài rết lưỡng cư đầu tiên trên thế giới. Chúng thuộc nhóm rết khổng lồ Scolopendra với chiều dài có thể lên tới 20 cm.

Giống như tất cả các loài rết khác, chúng có nọc độc và ăn thịt. Hiện tại, loài vật mới được phát hiện này dường như chỉ sống ở khu vực Đông Nam Á.

Thái Lan: Phát hiện loài rết độc khổng lồ biết bơi - 2

Đây là loài rết lưỡng cư đầu tiên trên thế giới, có thể dài tới 20cm

George Beccaloni là người phát hiện ra loài rết này tại Thái Lan và đặt câu hỏi về xuất xứ của nó. Ông làm việc tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London. Trong tuần trăng mật ở Thái Lan vào năm 2001, giống như bất kỳ nhà côn trùng học nào, ông đến đây và tìm kiếm côn trùng.

"Khi tôi đến bất cứ nơi nào trên thế giới, tôi luôn tìm kiếm ở những con suối. Và đó là nơi tôi đã tìm thấy con rết mới. Tôi đã rất bất ngờ." Beccaloni nói.

"Trông nó khá đáng sợ. Nó rất to với những cái chân dài và có màu xanh đen nguy hiểm" ông nói.

Beccaloni mang con rết về Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London và hỏi một chuyên gia rết về phát hiện của mình. Các chuyên gia nghi ngờ điều này, bởi vì loài rết Scolopendra trước đó chỉ được tìm thấy trên đất liền ở những nơi khô ráo, và chưa có một loài rết nào được biết là một loài vật lưỡng cư. Chính vì thế, mẫu vật của Beccaloni mang về từ Thái Lan đã nằm im ở bảo tàng trong nhiều năm.

Thái Lan: Phát hiện loài rết độc khổng lồ biết bơi - 3

Con rết đã từng bị nhầm là một loài rết cũ

Trong khi đó, người đồng nghiệp của Beccaloni tại Bảo tàng, ông Gregory Edgecombe, và học trò của mình tại Thái Lan, Warut Siriwut, đã tiếp tục nghiên cứu và mô tả một loài rết mới.

Họ đã thu thập mẫu vật ở gần thác nước ở Lào và phân tích ADN để khẳng định chúng là một loài mới. Họ đặt tên loài rết lưỡng cư này là Scolopendra cataracta, nghĩa là “thác nước” trong tiếng Latinh.

Hiện tại, các nhà khoa học mới phát hiện 4 mẫu vật của loài rết này. Trong đó, 2 mẫu được lấy từ Lào, 1 mẫu được Beccaloni lấy từ Thái Lan, và một mẫu được thu thập tại Việt Nam vào năm 1928 và hiện đang ở Bảo tàng Lịch sử tự nhiên London. Thời gian đó, loài rết này được xác định nhầm là một loài phổ biến.

Nọc độc của con rết sẽ không giết chết người, mà chỉ gây đau đớn. “Tất cả các con rết Scolopendra trưởng thành đều có thể cắn rất đau. Ranh nanh có độc của nó có thể xuyên qua da của chúng ta," Edgecombe nói.

Thái Lan: Phát hiện loài rết độc khổng lồ biết bơi - 4

Du lịch ở Thái Lan, hãy coi chừng!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - National Geographic ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN