Thái Lan ngày đầu thử nghiệm "sống chung với dịch bệnh COVID-19"

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Thái Lan đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19 sau khi số ca mắc mới trong ngày có xu hướng giảm.

Sự bùng phát của biến thể Delta đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải áp đặt những biện pháp hạn chế quyết liệt để phòng dịch COVID-19. Trong đó, Thái Lan là một trong những quốc gia ở Đông Nam Á hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch bệnh với số ca mắc mới cao nhất lên tới 20.000 trường hợp/ngày. 

Tuy nhiên, mới đây, giới chức Thái Lan đã quyết định thay đổi chiến lược sang "sống chung với dịch bệnh". Trong đó, các quan chức Thái Lan nhận định nước này đã vượt qua giai đoạn đỉnh dịch và có thể từng bước nới lỏng các hạn chế được áp đặt trước đó để phòng dịch.

Phát biểu về vấn đề này, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha từng khẳng định đất nước sẽ được mở cửa trở lại vào tháng 10 "để giảm bớt thiệt hại đối với những người mất việc". Ông gọi đó là một "rủi ro được tính toán" và yêu cầu mọi người "sẵn sàng sống với một số rủi ro."

Nhân viên nhà hàng tại thủ đô Bangkok trở lại làm việc trong ngày đầu thử nghiệm "sống chung với dịch bệnh". Ảnh: Reuters

Nhân viên nhà hàng tại thủ đô Bangkok trở lại làm việc trong ngày đầu thử nghiệm "sống chung với dịch bệnh". Ảnh: Reuters

Theo đó, dù số ca mắc COVID-19 mới vẫn tăng nhanh nhưng Thái Lan đã quyết định mở cửa dần dần đất nước, bắt đầu học cách "sống chung với COVID-19" từ tháng 9/2021.

Cụ thể, Thủ đô Bangkok cùng 28 tỉnh, thành phố khác nằm trong danh sách vùng "đỏ sẫm", là những nơi dịch đặc biệt nghiêm trọng, hiện cũng đã bắt đầu mở cửa trở lại các nhà hàng và trung tâm thương mại. Trong đó, các cơ sở kinh doanh chỉ được phép hoạt động với công suất 50% (đối với những nhà hàng có điều hoà) đến khoảng 75% (đối với những nhà hàng không có điều hoà) sức chứa và phải đóng cửa trước 20h hàng ngày.

Chia sẻ về ngày thử nghiệm "sống chung với dịch COVID-19", Orrapin Peenanee, một khách hàng ở Bangkok, cho biết: "Tình hình hiện nay đã được cải thiện vì nhiều người đã đi tiêm phòng và họ cũng thận trọng hơn với dịch bệnh".

Nhân viên làm việc tại các nhà hàng đều được yêu cầu tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters

Nhân viên làm việc tại các nhà hàng đều được yêu cầu tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, ông Dale Fisher, một chuyên gia cao cấp về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, nhận định việc nới lỏng hạn chế để khôi phục nền kinh tế sau thời gian khoá cửa là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Thái Lan cần tăng tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân. Được biết hiện nay, mới chỉ khoảng 11,2% dân số (tương đương gần 8 triệu người) tại Thái Lan được tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19. 

Bên cạnh nhà hàng và trung tâm thương mại, nhiều cơ sở kinh doanh khác cũng đã được phép mở lại từ ngày 1/9 tại Thái Lan bao gồm: Tiệm làm tóc; Spa; Cửa hàng mát xa, chăm sóc sức khoẻ; Các công viên công cộng, sân thể thao, khu liên hợp thể thao và hồ bơi ngoài trời...

Trong đó, các tiệm làm tóc, spa, tiệm mát xa, chăm sóc sức khoẻ chỉ được phép phục vụ khách hàng nếu khách hàng liên hệ đặt chỗ từ trước. Còn các trung tâm thể thao có thể mở cửa tới 20h và được phép tổ chức sự kiện, cuộc thi trong trường hợp không có khán giả. 

Người dân Thái Lan vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch bao gồm đeo khẩu trang nơi công cộng. Ảnh: Reuters

Người dân Thái Lan vẫn phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch bao gồm đeo khẩu trang nơi công cộng. Ảnh: Reuters

Các phương tiện giao thông công cộng cũng trở lại hoạt động với điều kiện chở không quá 75% công suất và phải áp dụng quy định giãn cách xã hội

Tại từng vùng được đánh dấu theo mức độ nghiêm trọng từ "đỏ thẫm", "đỏ" và "cam", các hoạt động ở nơi công cộng cũng được nối lại nhưng vẫn còn vài hạn chế. Cụ thể, các tỉnh, thành phố thuộc vùng "đỏ thẫm" không được tụ tập quá 25 người ở nơi công cộng. Vùng "đỏ" không tụ tập quá 50 người và vùng "cam" không quá 100 người. 

Dù nới lỏng các biện pháp hạn chế nhưng người dân Thái Lan vẫn phải tuân thủ các quy tắc phòng dịch bao gồm luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, duy trì giãn cách xã hội và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. 

Nghiên cứu mới: Ảnh hưởng lâu dài của Covid-19 tới bệnh nhân

Theo WHO, hơn 200 triệu chứng hậu Covid-19 được ghi nhận, bao gồm đau ngực, ngứa râm ran, phát ban hay rối loạn chức năng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (Theo Reuters, TAT News) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN