Thái Lan gác kế hoạch mua tàu ngầm Trung Quốc

Năm 2017, Thái Lan ký thỏa thuận mua chiếc tàu ngầm đầu tiên của Trung Quốc với giá 13,5 tỉ baht (hơn 408 triệu USD) và còn tính mua thêm hai tàu ngầm trị giá 22,5 tỉ baht (hơn 622 triệu USD). Thái Lan mua tàu ngầm mục đích để bảo vệ vịnh Thái Lan và phục vụ lợi ích ở biển xa.

Còn đối với Trung Quốc, đây được coi là bước tiến quan trọng trong kế hoạch xuất khẩu quốc phòng của nước này. Tuy nhiên, thương vụ đến nay rơi vào bế tắc bởi nhà sản xuất không thể mua được động cơ diesel của Đức để trang bị cho tàu ngầm.

Không thể có được động cơ của Đức

Thái Lan quyết tâm triển khai chương trình tăng cường năng lực cho lực lượng hải quân thông qua đưa vào sử dụng tác chiến 3 tàu ngầm vào năm 2026. Một khoản ngân sách 440 triệu USD đã được thông qua vào tháng 1/2017 để mua tàu ngầm đầu tiên trong số 3 chiếc tàu ngầm tiến công thông thường lớp Yuan S26T. Chiếc tàu ngầm này nặng 2.550 tấn, dài 77,7m, vận tốc tối đa 18 hải lý/giờ và có thể hoạt động trên biển liên tục 65 ngày khi sử dụng kết hợp hệ thống diesel-điện. Tàu ngầm Type S26T có 6 ống phóng ngư lôi 533mm và được trang bị tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

Mô hình tàu ngầm Type-039A, nền tảng để Trung Quốc phát triển dòng S26T cho Thái Lan

Mô hình tàu ngầm Type-039A, nền tảng để Trung Quốc phát triển dòng S26T cho Thái Lan

Kế hoạch mua sắm tàu ngầm Trung Quốc của Chính phủ Thái Lan gặp khó sau khi Đức từ chối cung cấp động cơ để vận hành tàu ngầm này. Công ty đóng tàu quốc tế Trung Quốc (CSOC) đảm nhận chế tạo tàu ngầm cho Hải quân Thái Lan, đã lựa chọn sử dụng động cơ diesel do công ty MTU Friedrichshafen GmbH của Đức sản xuất. Tuy nhiên, Đức đã chính thức từ chối chuyển giao động cơ cho Trung Quốc theo tinh thần lệnh trừng phạt cấm xuất khẩu vũ khí của Liên minh châu Âu (EU) sang Trung Quốc được đề ra từ năm 1989. Thực tế này đã tạo ra tình huống khó khăn cho Trung Quốc. Chiếc đầu tiên trong số ba tàu ngầm điện-diesel Type S26T với động cơ MTU do Đức sản xuất mà Thái Lan đặt hàng mua của Trung Quốc dự kiến bàn giao vào năm 2024.

Tùy viên quốc phòng Đức tại Thái Lan Philipp Doert cho biết Berlin từ chối xuất khẩu động cơ MTU vì nó sẽ được sử dụng trong sản phẩm quân sự của Bắc Kinh. Quan chức này nói: "Trung Quốc không liên lạc hay tham vấn Đức trước khi ký hợp đồng với Thái Lan, trong đó có điều khoản lắp đặt động cơ MTU của Đức".

Theo ông Ian Storey, chuyên gia tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cả Thái Lan và Trung Quốc đều rất muốn tiếp tục hợp đồng. Đến Myanmar hiện nay cũng sở hữu 2 tàu ngầm. Thái Lan không muốn tiếp tục đi sau các quốc gia Đông Nam Á. Đối với Trung Quốc, Bắc Kinh muốn thỏa thuận được tiếp tục để thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng trong tham vọng xuất khẩu vũ khí ở châu Á.

Tuy nhiên, trong chuyến thăm trụ sở Hải quân Hoàng gia Thái Lan mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Sutin Klungsang cho biết “nước này không từ bỏ thỏa thuận mua tàu ngầm với Trung Quốc mà chỉ tạm thời gác lại và sẽ được tiếp tục khi đất nước sẵn sàng”.

Thuyết phục sử dụng động cơ nội địa

Để ngăn thỏa thuận sụp đổ, Bắc Kinh đã đề nghị cung cấp một động cơ thay thế trong nước, CHD620 của nhà sản xuất tàu ngầm quốc doanh Trung Quốc được MTU của Đức chứng nhận. Một số cuộc đàm phán cam go diễn ra sau đó, trong đó các đại biểu Trung Quốc không ngừng thúc đẩy sử dụng động cơ của họ.

Thái Lan đã từ chối động cơ tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất, rõ ràng là do lo ngại về chất lượng. Hải quân Hoàng gia Thái Lan cũng tuyên bố rằng Trung Quốc phải tuân thủ các điều khoản ban đầu của hợp đồng và cảm thấy điều này là không thể thương lượng.

Mặc dù thương vụ mua tàu ngầm đã rơi vào bế tắc trong vài năm qua bất chấp các nỗ lực vận động hành lang và những đảm bảo mạnh mẽ của Bắc Kinh với chính quyền quân sự Thái Lan, nhưng thông báo gần đây có thể gây bất ngờ vì Thái Lan ám chỉ rằng nước này có thể tiếp tục mua tàu ngầm với động cơ do Trung Quốc phát triển vào đầu năm nay.

Vào tháng 6/2023, khi không thấy có dấu hiệu nào thay đổi từ Đức, chính phủ Thái Lan quay sang xem xét đề nghị của Trung Quốc cung cấp động cơ nội địa. Vào thời điểm đó, một số nguồn tin giấu tên tiết lộ rằng Thái Lan đang tiếp cận Pakistan để tìm hiểu thông tin về chất lượng của hạm đội tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất và trang bị động cơ.

Để giải quyết vấn đề này, Hải quân Thái Lan đã đề xuất và được Chính phủ chấp nhận phương án mua tàu khu trục trị giá 17 tỷ baht từ Trung Quốc (khoảng 472 triệu USD), đắt hơn so với hợp đồng mua tàu ngầm. Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan khẳng định quyết định mua tàu khu trục không có nghĩa hợp đồng mua sắm tàu ngầm sẽ bị hủy bỏ. Chính phủ Thái Lan sẽ thúc đẩy triển khai hợp đồng mua tàu ngầm từ Trung Quốc vào một thời điểm phù hợp khác.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh và dự Diễn đàn Vành đai và Con Đường (BRI) vào trung tuần tháng 10, Thủ tướng Srettha Thavisin đã thảo luận vấn đề mua tàu khu trục thay vì tàu ngầm với phía Trung Quốc và nước này đã đồng ý sẽ xem xét đề xuất của Thái Lan.

Thiết kế khác thường của tàu ngầm Trung Quốc khiến các chuyên gia bất ngờ

Những bức ảnh đầu tiên về chiếc tàu ngầm mới nhất của Trung Quốc đã khiến giới chuyên gia quân sự phải “giật mình” bởi thiết kế khác thường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Sơn Hà (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tin tức Thái Lan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN