Thái giám “liều mạng” đọc sai một chữ trong thánh chỉ, hơn 1.000 người thoát chết

Truyền sai hoặc giả mạo thánh chỉ, chiếu thư đều bị tội chết, nên khó có thể tưởng tượng được vị thái giám này lại dám đọc sai thánh chỉ.

Thái giám trong các bộ phim Trung Quốc chủ yếu là nhân vật phản diện (Ảnh minh họa)

Thái giám trong các bộ phim Trung Quốc chủ yếu là nhân vật phản diện (Ảnh minh họa)

Nói đến thái giám, người ta thường có định kiến đó là người xảo quyệt và độc ác. Thực tế lịch sử đúng là có rất nhiều thái giám như vậy. Nhưng lịch sử Trung Quốc cũng ghi nhận một số thái giám có công trạng lớn, nhân từ. Một trong số đó là Trương Cư Hàn.

Trương Cư Hàn là thái giám thời Đường. Theo sử sách Trung Quốc, ông giữ đạo lập thân, chính trực ngay thẳng.

Dưới thời Đường Trang Tông, ông được phong cho làm Xu mật sứ (còn gọi là Khu mật sứ) chịu trách nhiệm chính về chính trị, quân sự và tuyên cáo mệnh lệnh của hoàng đế. Được giao trọng trách lớn lao, nhưng ông được cho là không bao giờ ỷ thế cậy quyền. Người đời sau ở Trung Quốc hay nhắc đến ông gắn với câu chuyện sau:

Sau khi Đường Trang Tông tiêu diệt nhà Hậu Lương, Vương Diễn (hoàng đế cuối cùng của Tiền Thục thời Ngũ Đại Thập Quốc) cũng đầu hàng.

Thái giám có vai trò truyền ý chỉ và là người mà hoàng đế rất tin tưởng (Ảnh minh họa)

Thái giám có vai trò truyền ý chỉ và là người mà hoàng đế rất tin tưởng (Ảnh minh họa)

Thoạt đầu, Đường Trang Tông muốn thể hiện lòng khoan dung, ban chiếu chỉ hứa rằng sẽ phong ấp cho Vương Diễn và không làm hại ông ta. Cho nên Vương Diễn cùng đoàn người gồm gia quyến, quan lại, nô bộc… đi đến kinh thành Lạc Dương của Hậu Đường.

Tuy nhiên, khi đó Hậu Đường đang rơi vào hỗn loạn nên Đường Trang Tông lệnh cho ông cùng đoàn người Tiền Thục ở lại Trường An, đợi đến khi tình hình ổn định.

Nhưng sau đó, Đường Trang Tông lại đổi ý, lo lắng đoàn người Tiền Thục đi theo Vương Diễn đông đảo, dễ sinh biến nên ra lệnh cho xử tất cả bọn họ.

Trong chiếu thư có viết “tru Diễn nhất hành” (giết Diễn và đồng đảng của hắn). Lúc đó Vương Diễn và người đi theo ông ta hơn 1.000 người, điều này có nghĩa là một cuộc thảm sát.

Nhưng thật may, người xem thánh chỉ là Trương Cư Hàn. Sau khi xem xong, ông cảm thấy không ổn vì Vương Diễn đã đầu hàng, bây giờ giết ông ta, cũng đã là quá tàn nhẫn, huống hồ giết hơn 1.000 người.

Truyền sai hoặc giả mạo thánh chỉ, chiếu thư đều bị tội chết (Ảnh minh họa)

Truyền sai hoặc giả mạo thánh chỉ, chiếu thư đều bị tội chết (Ảnh minh họa)

Vì thế, Trương Cư Hàn cố ý đọc chữ “hành” trong chiếu thư thành chữ “gia”. Như vậy, lệnh từ chiếu thư sẽ trở thành “giết Vương Diễn và gia tộc của hắn”. Nhờ đó mà bảo toàn được tính mạng của hơn 1.000 người.

Thánh chỉ chính là lệnh của hoàng đế. Chiếu thư là văn bản chép lệnh của Hoàng đế. Tội truyền sai thánh chỉ, sửa chiếu thư gọi là “tội kiểu chiếu”, thuộc loại tội chết. Vậy mà vị thái giám này cố tình đọc sai một chữ trong chiếu thư, là cực kỳ “liều mạng”. 

May mắn lúc đó Đường Trang Tông đang lo giải quyết hỗn loạn nên không điều tra gốc rễ việc này. Trương Cư Hàn nhờ đó cũng thoát tội nặng.

Trương Cư Hàn không lạm dụng quyền lực của mình khi ở vị trí cao, và khi nhận ra sự tàn nhẫn của người cai trị, ông đã dám làm trái để cứu sống hơn 1.000 người.

Ngoài Trương Cư Hàn, còn có một số thái giám có công trạng lớn như Thái Luân, Trịnh Hòa.

Nghề làm giấy là một trong tứ đại phát minh của Trung Quốc, được ra đời vào thời Hán. Vào năm Nguyên Hưng thứ nhất (105), Thái Luân trình lên hoàng đế kỹ thuật làm giấy và được chấp thuận, đem lại cống hiến lớn cho nền văn minh Trung Quốc cũng như đối với nhân loại.

Thái Luân là một thái giám. Ông là người trung thực, cẩn trọng, quan tâm đến lợi ích quốc gia, cần cù hiếu học, là một người kiệt xuất.

Có thể bạn đã nghe kể về những chuyến du hành phương Tây của Trịnh Hòa đầu thế kỉ 15. Ông dẫn dắt hạm đội vượt qua muôn vàn khó khăn. Chuyến đi Tây dương dài ngày của Trịnh Hòa với quy mô lớn, phạm vi rộng đã đạt đến đỉnh cao trong hoạt động hàng hải vào thời điểm đó, thậm chí ông còn được coi là “một nhân vật chủ chốt đại diện cho con đường tơ lụa trên biển”.

Hậu thế Trung Quốc đến nay vẫn lưu truyền và ca tụng cống hiến quan trọng của những thái giám này.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao các hoàng đế Trung Hoa muốn thái giám kè kè bên cạnh hơn là phi tần, cung nữ?

Hoàng đế có cung tần mỹ nữ vây quanh từ sáng đến tối thì hẳn là sung sướng? Nhưng các Hoàng đế Trung Hoa vẫn luôn cần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Nhung - Sohu ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN