Thách thức lớn nhất với Trung Quốc sau đại dịch Covid-19

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Chính quyền trung ương Trung Quốc yêu cầu các địa phương không thúc đẩy phát triển các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng một cách “mù quáng” do rủi ro tài chính gia tăng sau đợt kích thích kinh tế hậu đại dịch Covid-19.

Trung Quốc yêu cầu các chính quyền địa phương hạn chế xây dựng cơ sở hạ tầng vô tội vạ.

Trung Quốc yêu cầu các chính quyền địa phương hạn chế xây dựng cơ sở hạ tầng vô tội vạ.

“Một số chính quyền địa phương đang phải đối mặt với gánh nặng nợ nần chồng chất, trong khi vẫn có những khoản nợ tiềm ẩn mới", Ủy ban Tài chính và Kinh tếcủa Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC) cho biết, trong quá trình xem xét việc thực hiện và lập kế hoạch ngân sách, theo SCMP.

Ủy ban cũng xác định một số vấn đề liên quan, bao gồm ảnh hưởng đến nguồn thu và áp lực ngày càng tăng lên hệ thống lương hưu, hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã cho biết.

Nợ chính phủ ở Trung Quốc đạt mức 46,55 nghìn tỷ nhân dân tệ (7,1 nghìn tỷ USD) vào cuối năm 2020, bao gồm khoản nợ 25,66 nghìn tỷ nhân dân tệ của chính quyền địa phương.

Tổng số nợ tương đương với 45,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của năm ngoái, dưới mức cảnh báo 60% mà các tổ chức quốc tế đặt ra.

Tuy nhiên, các khoản nợ tiềm ẩn nằm trong hồ sơ các công ty nhà nước hoặc các mối quan hệ đối tác công tư, tạo ra rủi ro có thể lớn hơn nhiều so với số liệu chính thức, theo SCMP.

Chính quyền trung ương Trung Quốc đang cảnh giác cao độ đối với những rủi ro sau khi các chính quyền địa phương đổ tiền vào nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để kích thích nền kinh tế sau ảnh hưởng của đại dịch.

Để ngăn ngừa rủi ro tài chính, Bắc Kinh sẽ thiết lập một nền tảng quốc gia để giám sát nợ và thu thập thông tin tài chính của các địa phương. Hạn ngạch phát hành trái phiếu địa phương sẽ được phân bổ một cách cẩn thận để ngăn ngừa rủi ro tài chính ngày càng trầm trọng ở một số khu vực. Một số dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hiện tại sẽ được kiểm toán.

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody hồi đầu tuần nhắc đến trường hợp của tỉnh Hồ Nam ở miền trung Trung Quốc. Các khoản nợ của tỉnh đạt 1,6 nghìn tỷ nhân dân tệ vào cuối năm 2019, chiếm 160% doanh thu tài chính của tỉnh - cao hơn đáng kể so với các tỉnh khác.

Zhang Xiaojing, Giám đốc Viện tài chính thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh phải từ bỏ mô hình tăng trưởng dựa trên nợ bằng cách kiềm chế các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vô tội vạ của các chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tài chính.

Nguồn: [Link nguồn]

Trung Quốc “thà một lần đau”, giải quyết cho xong vấn đề Hong Kong?

Trung Quốc được cho là đã sẵn sàng đón nhận nỗi đau trong ngắn hạn và thậm chí là phản ứng từ phương Tây để cải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN