Thách thức lớn nhất với Trung Quốc khi đại dịch Covid-19 lan rộng toàn cầu
Người Trung Quốc có câu “dân dĩ thực vị thiên” (dân lấy cái ăn làm trọng”, câu nói này thể hiện lương thực đóng vai trò quan trọng đối với quốc gia có số dân đông nhất thế giới.
Theo SCMP, kể từ phong kiến, các hoàng đế Trung Hoa đã coi việc đáp ứng nhu cầu lương thực của người dân là yếu tố quan trọng nhất hình thành nên sự ổn định xã hội, chính trị và kinh tế.
Ngày nay, đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu, chưa có dấu hiệu sớm hạ nhiệt, làm gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu và có thể gây ra khủng hoảng lương thực.
Đây là cảnh báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Là quốc gia có số dân đông nhất thế giới, Trung Quốc đặc biệt dễ bị tổn thương bởi khủng hoảng lương thực.
Người phụ nữ Trung Quốc mua rau qua hàng rào ngăn cách ở Vũ Hán.
Covid-19 không chỉ tác động đến hoạt động sản xuất lương thực ở Trung Quốc mà còn cả trên thế giới, do thiếu hụt nguồn lực lao động. Hoạt động thương mại bị gián đoạn càng khiến Trung Quốc chịu nhiều thách thức, do Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ và nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới.
Ngay cả khi Trung Quốc đã kiểm soát được dịch bệnh, người nông dân vẫn đối mặt với khó khăn vì thiếu thốn nguồn thức ăn cho gia súc. Quãng thời gian hơn hai tháng phong tỏa cũng là lúc người nông dân Trung Quốc chịu tổn thất tài chính vì không có nguồn tiêu thụ sản phẩm do hoạt động vận chuyển bị gián đoạn.
Một số quốc gia trong khu vực hạn chế xuất khẩu lương thực càng khiến Trung Quốc chịu nhiều sức ép, theo SCMP. Ở châu Phi, nạn châu chấu hoành hành khiến vấn đề lương thực toàn cầu chưa bao giờ cấp thiết như bây giờ.
Điểm sáng duy nhất trong nông nghiệp ở Trung Quốc hiện nay là khả năng sản xuất một lượng lớn lúa mì, gạo và ngôm đáp ứng 95% nhu cầu trong nước.
Giá thực phẩm ở Trung Quốc trong tháng 2 đã tăng 21,4% vì dịch Covid-19.
Tuy vậy, Trung Quốc nhập khẩu tới 80% đậu nành từ nước ngoài và các mặt hàng chủ lực trong nông nghiệp như sữa và đường. Đến ngày nay, Trung Quốc vẫn chưa thể tự chủ hoàn toàn trong việc nuôi sống 1,4 tỉ dân.
Không giống như các thế hệ trước có thể ăn uống đạm bạc, người Trung Quốc ngày nay tiêu thụ một lượng thịt khổng lồ. Mức tiêu thụ thịt từ 7 triệu tấn vào năm 1975 đã tăng tới 75 triệu tấn vào năm 2017.
Đây là lý do Trung Quốc cần nhập khẩu một lượng lớn đậu nành làm thức ăn cho gia súc nuôi lấy thịt. Năm 1995, Trung Quốc chỉ nhập 300.000 tấn đậu nành và đến năm 2017 đã nhập khẩu tới 95 triệu tấn.
Tình hình đặt ra nhiều thách thức khiến người ta nhớ đến cuốn sách của Tiến sĩ Lester R. Brown, với tựa đề: “Ai sẽ nuôi sống Trung Quốc?
Có thể nói, đại dịch Covid-19 đang thức tỉnh giới lãnh đạo Trung Quốc, trong việc cân bằng giữa nhu cầu lương thực trong nước và năng lực sản xuất nội địa.
Ký ức về nạn đói năm 1959 và 1961 vẫn còn in đậm trong tâm trí của nhiều người Trung Quốc, theo SCMP.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Người dân của quốc gia này đang phải chiến đấu với một đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người trong...
Nguồn: [Link nguồn]