Thách thức lớn nhất Nga đối mặt khi đưa quân tới Cuba, Venezuela “dằn mặt” Mỹ

Nga hoàn toàn có thể đưa binh sĩ và khí tài quân sự tới các quốc gia đồng minh ở “sân sau” của Mỹ như Cuba và Venezuela, nhưng phải đối mặt với những trở ngại lớn.

Tàu chiến và tàu ngầm Nga hiện diện ở quân cảng Tartus, Syria.

Tàu chiến và tàu ngầm Nga hiện diện ở quân cảng Tartus, Syria.

Cuba và Venezuela, hai quốc gia Mỹ Latin đang trở thành tâm điểm trong căng thẳng giữa Nga với phương Tây về vấn đề Ukraine, khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov không loại trừ khả năng Moscow đưa vũ khí tới hai nước này.

Venezuena có thể là nơi Nga xây dựng căn cứ không quân lớn, còn Cuba phù hợp để xây cảng quân sự. Lá cờ Nga giương cao ở các căn cứ quân sự này cũng giúp đảm bảo an ninh cho chính nước sở tại.

“Tấn công căn cứ quân sự Nga dù là ở Cuba hay Venezuela có thể khiến căng thẳng leo thang ngoài tầm kiểm soát, dẫn đến một cuộc xung đột bằng vũ khí hạt nhân”, Vasily Kashin, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện về Châu Âu và Quốc tế tại Trường Đại học Kinh tế Nga, nói.

Theo chuyên gia Kashin, Nga có thể xây dựng căn cứ có quy mô hạn chế tương tự như quân cảng Tartus ở Syria, đủ để đạt mục đích gia tăng sự hiện diện ở Cuba và Venezuela.

“Trước năm 2015, Nga đã có căn cứ ở Tartus. Đó là một cơ sở quân sự đơn giản với vòng ngoài do các binh sĩ nước sở tại canh gác”, ông Kashin nói.

Bằng cách này, Nga có thể khiến Mỹ tiêu tốn thêm nguồn lực để theo dõi hoạt động quân sự ở nơi vốn là “sân sau” của Washington.

Đánh giá về việc vũ khí nào phát huy hiệu quả nhất nếu Nga đưa đến Venezuela và Cuba, các chuyên gia nhắc tới các tên lửa tầm ngắn và tầm trung, bao gồm tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa Iskander.

“Tàu chiến và tàu ngầm Nga trang bị tên lửa Kalibr sẽ khiến Mỹ phải tập trung lực lượng quân sự lớn hơn, tiêu tốn nhiều nguồn lực hơn. Kịch bản khác là đưa tới Nam Mỹ các máy bay ném bom chiến lược”, ông Kashin nói.

Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến cho rằng, Nga đưa lực lượng quân sự tới Cuba và Venezuela ở thời điểm hiện tại là không khả thi.

Trả lời trên báo Nga RT, chuyên gia Dmitry Stefanovich thuộc Trung tâm An ninh Quốc tế, nói viễn cảnh Nga duy trì căn cứ quân sự thường trực ở Cuba và Venezuela là hết sức tốn kém.

Hệ thống tên lửa phòng không Nga.

Hệ thống tên lửa phòng không Nga.

“Nga có thể xây dựng căn cứ quân sự, đưa tới đó các tổ hợp tên lửa phòng không S-400, tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, nhưng không đem lại nhiều lợi ích so với vai trò của các tên lửa này ở châu Âu”, chuyên gia Stefanovich nhận định.

Theo các chuyên gia, hải quân Nga hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong việc đóng các tàu chiến và tàu ngầm cỡ lớn, chưa đạt được sức mạnh như thời Liên Xô, đến mức có thể hỗ trợ các căn cứ ở nước ngoài.

“Nga cần lực lượng hải quân mạnh hơn cho kịch bản ở Nam Mỹ. Chiến lược đầu tư cho hải quân cần thời gian, ngay bây giờ là điều chưa khả thi”, Ilya Kramnik, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ, nói.

Bình luận trên báo Nga RT, Mikhail Khodarenok, cựu đại tá về hưu, nói Cuba và Venezuela hiện nay có thể không phản đối kế hoạch trên. Nhưng tình hình ở hai nước này có thể có những thay đổi.

“Hôm nay, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro là người thân thiện với Moscow, nhưng mai có thể là người khác. Trong trường hợp Cuba và Venezuela có các nhà lãnh đạo khác lên nắm quyền, binh sĩ và vũ khí Nga ở hai quốc gia này có thể rơi vào cảnh dở khóc dở cười”, ông Khodarenok nhận định.

Ông Khodarenok cũng nhắc lại cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, khi Liên Xô muốn đưa các tên lửa tầm trung tới Cuba. Ngày nay, Nga sở hữu các tên lửa đạn đạo tầm bắn hơn 10.000km, do đó không cần phải đưa vũ khí tới Cuba hay Venezuela mới có thể răn đe Mỹ, theo ông Khodarenok.

5 vũ khí chủ lực Nga có thể sử dụng nếu tấn công Ukraine

Sau một tuần đàm phán không có kết quả, Nga vẫn để ngỏ khả năng tấn công quân sự Ukraine. Moscow cho rằng đáp trả quân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN