Tên lửa Trung Quốc ùn ùn đổ về sát biên giới Ấn Độ

Hàng loạt các hệ thống tên lửa phòng không HQ-16 của Trung Quốc được cho là đang ùn ùn đổ về Tây Tạng, áp sát khu vực biên giới Ấn Độ.

Tên lửa Trung Quốc ùn ùn đổ về sát biên giới Ấn Độ - 1

Dàn tên lửa Trung Quốc ùn ùn đổ về hướng biên giới Ấn Độ.

Theo Sina, cư dân mạng nước này mới đây đã ghi lại hình ảnh dàn tên tên lửa phòng không tầm trung HQ-16 đổ về hướng Tây Tạng với số lượng “lớn chưa từng có”.

Động thái này diễn ra một tuần sau khi các kênh truyền thông chính thức của Trung Quốc đồng loại “phản công” Ấn Độ trên mặt báo. Đáng chú nhất là tuyên bố đã “kiềm chế hết mức” của báo quân đội Trung Quốc và khả năng “Trung Quốc tấn công chớp nhoáng Ấn Độ” trong hai tuần của Thời báo Hoàn Cầu.

Tên lửa Trung Quốc ùn ùn đổ về sát biên giới Ấn Độ - 2

Việc tên lửa HQ-16 Trung Quốc hướng đến Tây Tạng là dấu hiệu đáng chú ý.

Giới quan sát nhận định, Ấn Độ đang có lực lượng và trang thiết bị vũ khí vượt trội hơn Trung Quốc ở cao nguyên Doklam, điểm nóng tranh chấp kéo dài gần hai tháng qua. Các sân bay Ấn Độ rải rác xung quanh khu vực với sự hiện diện của chiến đấu cơ Su-30MKI và Mirage 2000 đóng vai trò răn đe đáng kể.

Ngược lại, Trung Quốc có thể điều hàng trăm ngàn binh sĩ đến cửa ngõ biên giới chỉ sau vài ngày nhờ vào hệ thống mạng lưới đường sắt, đường bộ hiện đại.

Do đó, việc các tổ hợp tên lửa phòng không HQ-16 điều đến Tây Tạng được coi là thông tin đáng chú ý. Các tên lửa phòng không này đủ sức tạo nên mạng lưới phòng thủ đáng gờm trước bất kỳ một chiến đấu cơ Su-30MKI nào của Ấn Độ.

Tên lửa Trung Quốc ùn ùn đổ về sát biên giới Ấn Độ - 3

Tổ hợp HQ-16 được cư dân mạng Trung Quốc ghi hình trên đường phố.

Theo Military Today, HQ-16 là tên lửa phòng không tầm trung được Trung Quốc đưa vào biên chế quân đội từ năm 2011. HQ-16 được chế tạo dựa trên mẫu tên lửa Buk của Nga. Công ty vũ khí Nga Almaz-Antey là đơn vị gửi chuyên gia đến giúp phía Trung Quốc hoàn thiện tên lửa.

Tên lửa này thậm chí còn có những tính năng vượt trội hơn Buk. Xe phóng HQ-16 mang theo tới 6 quả tên lửa, có thể khai hỏa dựng 90 độ theo chiều thẳng đứng.

HQ-16 khỏa lấp năng lực phòng không của tên lửa tầm ngắn HQ-7 và tên lửa HQ-9 (tương đương S-300 Nga). HQ-16 thường được sử dụng để bảo vệ căn cứ không quân, trung tâm chỉ huy, doanh trại quân đội và nhiều mục tiêu quan trọng khác.

Tên lửa Trung Quốc ùn ùn đổ về sát biên giới Ấn Độ - 4

Binh sĩ Trung Quốc lắp đặt hệ thống tên lửa phòng không HQ-16.

Tầm bắn của HQ-16 vào khoảng 40km. Tên lửa có thể đánh chặn tên lửa hành trình tầm cao từ 3.500-18.000 mét. Hiệu suất chiến đấu theo như phía Trung Quốc công bố là 85%, năng lực đánh chặn tên lửa khoảng 60%.

Radar đi kèm với tổ hợp HQ-16 có thể phát hiện mục tiêu cách xa 140km, tầm cao 20.000 mét. Radar có thể phát hiện 144 mục tiêu và theo dõi 48 mục tiêu đồng thời.

Có thể nói, sự xuất hiện của HQ-16 có thể sẽ khiến căng thẳng Trung-Ấn nóng hơn trong những ngày tới, bởi Ấn Độ luôn tuyên bố quân đội sẵn sàng cho chiến tranh.

Ấn Độ có gì chống đỡ nếu TQ mở chiến tranh tổng lực?

Ấn Độ ngày nay đang đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, tập trung phát triển năng lực hạt nhân và tên lửa đạn đạo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Sina ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN