Tên lửa siêu vượt âm tuyệt mật của Mỹ tự dưng rơi ra từ oanh tạc cơ chiến lược

Một tên lửa siêu vượt âm nằm trong chương trình vũ khí tuyệt mật của quân đội Mỹ mới đây đã gặp sự cố tách rời khỏi oanh tạc cơ chiến lược B-52H.

Oanh tạc cơ B-52 Mỹ gắn tên lửa siêu vượt âm bên dưới cánh.

Oanh tạc cơ B-52 Mỹ gắn tên lửa siêu vượt âm bên dưới cánh.

Theo RT, sự cố xảy khi oanh tạc cơ B-52H cất cánh tại căn cứ bang California, bay thử nghiệm với mẫu tên lửa siêu vượt âm sử dụng động cơ hút khí tự nhiên (HAWC).

Đây là dự án hợp tác giữa không quân Mỹ và Cơ quan Nghiên cứu Các dự án Quốc phòng Tiên tiến (DARPA). Mẫu tên lửa siêu vượt âm gắn bên cánh oanh tạc cơ chiến lược B-52H “vô tình” tách rời khỏi máy bay, rơi xuống đất nổ tung.

Địa điểm và thời gian diễn ra sự cố không được tiết lộ, nhưng mẫu tên lửa thử nghiệm đã bị phá hủy hoàn toàn. DARPA từ chối cung cấp thông tin chi tiết, với lý do mọi thông tin về thử nghiệm là tuyệt mật.

Theo các nguồn tin, sự cố xảy ra gần căn cứ không quân Edwards tại bang California. Đây là nơi không quân Mỹ thường thử nghiệm hệ thống vũ khí mới.

Tên lửa rơi xuống vùng đất trống nằm trong khu vực thử nghiệm và không gây thương vong cho dân thường.

Tên lửa siêu vượt âm mà không quân Mỹ thử nghiệm tương tự như các phiên bản của Nga và Trung Quốc. Mẫu tên lửa này sử dụng động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm, đạt tốc độ ít nhất hơn 6.000 km/giờ.

Năm 2017, tập đoàn Lockheed Martin được chọn làm đơn vị nghiên cứu, chế tạo nguyên mẫu tên lửa siêu vượt âm. Tuy nhiên, dự án đang chậm tiến độ gần 6 tháng so với kế hoạch.

Hồi đầu năm nay, Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ John Hyten thừa nhận Washington đang tụt hậu so với Moscow và Bắc Kinh về vũ khí siêu vượt âm. Ông Hyten cho rằng Mỹ sẽ mất nhiều năm và phải bỏ nguồn lực rất lớn để giành lại vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này.

Cuối tháng trước, các chuyên gia tại Viện Cơ học Trung Quốc đạt kỷ lục duy trì động cơ phản lực luồng tĩnh siêu âm hoạt động suốt 600 giây.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là thử nghiệm trên mặt đất và các chuyên gia Trung Quốc đã lường trước các trục trặc có thể xảy ra khi trang bị tên lửa siêu vượt âm trên máy bay.

Nga chế tạo tên lửa siêu vượt âm tầm xa “dằn mặt” Mỹ

Phiên bản phóng từ mặt đất của tên lửa hành trình tầm xa Kalibr phải được phát triển trong giai đoạn 2019-2020 và cũng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN