Tên lửa phóng từ tàu ngầm đầy uy lực của TQ đe dọa Mỹ thế nào?

Tên lửa đạn đạo hạt nhân phóng từ tàu ngầm JL-3 của Trung Quốc được thử nghiệm 3 lần, nhưng Bắc Kinh đến nay vẫn khá kín tiếng về mẫu tên lửa này.

Trung Quốc đã 3 lần phóng thử tên lửa JL-3.

Trung Quốc đã 3 lần phóng thử tên lửa JL-3.

Tên lửa JL-3 sẽ được tích hợp vào các tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của hải quân Trung Quốc, dự kiến xuất hiện vào năm 2025. Tên lửa giúp hải quân Trung Quốc sở hữu năng lực tấn công tầm xa nhằm vào lãnh thổ Mỹ, theo SCMP.

Tên lửa một khi được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc sẽ có tầm bắn hơn 10.000km, trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân. Đây là kết luận của Trung tâm Tình báo Hàng không và Vũ trụ Quốc gia thuộc Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (Nasic), nêu trong báo cáo Mối đe dọa Tên lửa hành trình và Tên lửa đạn đạo, được công bố trong tháng này.

Báo cáo tập trung vào Trung Quốc và chương trình nâng cấp tên lửa tầm xa của Bắc Kinh. “Cuối tháng 11.2018, Trung Quốc phóng thử nghiệm tên lửa JL-3 ở biển Bột Hải. JL-3 có tầm bắn vượt trội hơn nhiều so với JL-2”, báo cáo viết.

Báo cáo nhận định, số lượng tên lửa Trung Quốc có thể đe dọa lãnh thổ Mỹ sẽ được mở rộng lên tới hơn 100, so với 16 như hiện nay. Ngoài tên lửa phóng từ tàu ngầm, Trung Quốc cũng sở hữu tên lửa uy lực phóng từ mặt đất mang tên DF-41.

DF-41 là tên lửa phóng từ đất liền mạnh nhất của Trung Quốc.

DF-41 là tên lửa phóng từ đất liền mạnh nhất của Trung Quốc.

“Đáng chú ý nhất trong báo cáo của Nasic là tên lửa JL-3, với khả năng mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân, tầm bắn hơn 10.000km”, các nhà phân tích cho biết. So với JL-3, tên lửa JL-2 phóng từ tàu ngầm chỉ có tầm bắn 7.200km

Báo cáo cũng đề cập đến điểm hạn chế của tên lửa JL-3. Đó là Trung Quốc không thể phóng tên lửa tấn công lãnh thổ Mỹ từ Biển Đông. Tàu ngầm Trung Quốc sẽ phải di chuyển đến vùng biển gần Hàn Quốc và Nhật Bản mới có thể đủ tầm tấn công.

Malcolm Davis, nhà phân tích của Viện Chính sách Chiến lược Úc, nói: “Sự xuất hiện của các tên lửa uy lực như JL-3 giúp Trung Quốc có năng lực đáp trả đòn tấn công hạt nhân của đối phương”.

“Nhưng tên lửa chỉ có thể phóng đi từ biển Bột Hải hoặc thậm chí là phải tiến gần hơn đến chuỗi đảo thứ hai, rất dễ bị các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật bản phát hiện”, ông Davis nói.

Timothy Heath, nhà phân tích an ninh của Tập đoàn RAND, có trụ sở ở Mỹ, nói JL-3 là tên lửa rất uy lực. “Kết hợp với tên lửa DF-41, Trung Quốc đang sở hữu năng lực tấn công hủy diệt khiến Mỹ phải suy nghĩ kỹ trước khi phát động một cuộc chiến”, ông Heath nói.

“Mục tiêu của Trung Quốc là khiến Mỹ không phát động chiến tranh vì rủi ro là quá lớn, từ đó Trung Quốc có thể chiếm ưu thế trước các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực mà không lo khả năng Mỹ can thiệp”, ông Heath nói.

Ông Tập chỉ ra hiểm họa lớn nhất với Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng nếu Bắc Kinh muốn đạt được các mục tiêu về kinh tế và chính trị, nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN